Báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ngày 9.4 cho biết, trong tuần 13 năm 2018 cả nước ghi nhận 759 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong tại Cà Mau. Trong đó, số trường hợp nhập viện là 593 trường hợp.

Cả nước có 14.000 người nhiễm sốt xuất huyết, 3 người tử vong

Hải Yến | 09/04/2018, 17:07

Báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế ngày 9.4 cho biết, trong tuần 13 năm 2018 cả nước ghi nhận 759 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 1 trường hợp tử vong tại Cà Mau. Trong đó, số trường hợp nhập viện là 593 trường hợp.

Tính từ đầu năm đến nay, cả nước có 14 nghìn người bị mắc sốt xuất huyết trong đó có 3 ca tử vong do sốt xuất huyết tại các tỉnh: Bình Phước, Cà Mau và Bình Dương.

So với tuần 12, số ca mắc sốt xuất huyếtgiảm 15%, so với cùng kỳ năm 2017 (1.381 trường hợp) số ca mắc giảm 45,2%. Tích luỹ từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 14.079 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 3 trường hợp tử vong tại Bình Dương, Bình Phước và Cà Mau.

So với cùng kỳ 2017 (22.416 mắc) số ca mắc cả nước giảm 37,2%. Trong tuần qua có 24 địa phương không ghi nhận trường hợp mắc sốt xuất huyết, 38 địa phương ghi nhận số ca mắc giảm hoặc tương đương với tuần trước, 1 tỉnh ghi nhận số ca mắc tăng so với tuần trước là Bình Dương (tăng 6 trường hợp mắc sốt xuất huyết).

"Số ca mắc sốt xuất huyếtcó xu hướng giảm trong các tuần gần đây và giảm so với tuần cùng kỳ năm 2017. Không có tỉnh nào ghi nhận số ca mắc gia tăng đột biến trong 13 tuần đầu năm 2018"- Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết.

Cục Y tế dự phòng dự báo dịch bệnh sốt xuất huyết trong thời gian tới vẫn còn có thể diễn biến phức tạp, có nguy cơ gia tăng số ca mắc sốt xuất huyếtnếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống do: Tình hình sốt xuất huyết tại nhiều nước trong khu vực vẫn duy trì ở mức cao. Di biến động dân cư, giao lưu đi lại giữa các vùng miền làm gia tăng nguy cơ lan rộng và khó quản lý, kiểm soát nguồn truyền bệnh. Đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, công ty, nhà máy, nhà trọ, lán trại và khu tập thể cũ không được quan tâm xử lý,... tạo nhiều ổ nước đọng sau mưa, phát sinh các ổ bọ gậy khó xử lý.

"Bên cạnh đó, thời gian tới với khí hậu mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền phát triển mạnh. Trong khi đó tập quán tích trữ nước của người dân chưa thay đổi đáng kể so với trước đây. Điều kiện vệ sinh, môi trường phức tạp bất lợi, tăng số lượng và chủng loại các dụng cụ chứa nước là nơi sinh sản muỗi truyền bệnh. Sự phối hợp của người dân với cán bộ y tế chưa cao trong công tác loại bỏ các ổ lăng quăng/ bọ gậy, phun diệt muỗi xử lý ổ dịch. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng chưa được sử dụng nên biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt..." - ông Phu khẳng định.

Bên cạnh đấy, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng khuyến cáo vào mùa sốt xuất huyết, người dân nên thực hiệncác biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

Cũng trong báo cáo, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, những năm qua nhiều bệnh dịch có xu hướng gia tăng như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, sởi hoặc các dịch bệnh mới nổi như MERS-CoV, Ebola, bệnh do virus Zika tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập.

Hà Nội là đô thị lớn, mật độ dân số cao, là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế, nên dịch bệnh có nhiều diễn biến phức tạp. Điển hình như năm 2017, dịch sốt xuất huyếtbùng phát mạnh ở 100% quận, huyện với 37.655 trường hợp, trong đó có 7 người tử vong.

Đặc biệt, dự báo thời tiết mùa hè năm 2018 tiếp tục diễn biến bất thường, nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng, viêm não Nhật bản… bùng phát. Vì vậy, công tác phòng chống dịch phải được triển khai ngay từ đầu năm nhằm khống chế kịp thời, hạn chế thấp nhất hậu quả của dịch bệnh.

Sở Y tế Hà Nội đã ký cam kết về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh bùng phát tại địa phương trong mùa nắng nóng 2018 này.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bàn giải pháp cấp nước sạch ở ĐBSCL bằng nhà máy di động trong container
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Hiện đã có doanh nghiệp làm được nhà máy nước di động, đầu vào sử dụng nước ngọt và cả nước nhiễm mặn để xử lý thành nước sạch với công suất tới 3.000m3/ngày.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cả nước có 14.000 người nhiễm sốt xuất huyết, 3 người tử vong