Sau khi qua đời vào năm 2001, trong di sản âm nhạc của mình, theo thông kê chưa đầy đủ, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã để lại hơn 600 tác phẩm có giá trị nghệ thuật. Đặc biệt trong đó có bài “Nối vòng tay lớn” – một bài hát gần như được mặc định cho những sinh hoạt cộng đồng của mọi thành phần, lứa tuổi ở Việt Nam.
Theo một sốtài liệu cho biết, Nối vòng tay lớn được nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tácvào tháng 4.1970, trong một hội trại của thanh niên sinh viên học sinh Huế.
Và vào ngày 30.4.1975, lần đầu tiên trên sóng Đài phát thanh Sài Gòn, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã ôm đàn hát vang ca khúc Nối vòng tay lớn, kêu gọi văn nghệ sĩ chung tay xây dựng quê hươngkhi đất nước đã thống nhất, sau đó thì bài hát này được phát đi phát lại nhiều lần trên sóng phát thanh.
Clip nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hát Nối vòng tay lớn và kêu gọi văn nghệ sĩ chung tay xây dựng quê hươngtrên Đài phát thanh Sài Gòn vào ngày 30.4.1975:
Sau ngày đất nước thốngnhấtNối vòng tay lớncũng được chọn để đặt tên cho một chương trình nghệ thuật đặc, biệt vào dịp cuối năm với mục đích gây quỹ “Vì người nghèo” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động. Trong các cuộc sinh hoạt cộng đồng,bài hát Nối vòng tay lớngần như được quy định là bài hát "truyền thống" củathanh niên, học sinh, sinh viên.
Có thể nói, 46 năm kể từ ngày ra đời, bài hátNối vòng tay lớnđều được các thế hệ thuộc nằm lòng và hátvang lên mọi lúc mọi nơi như một thông điệp yêu thương kết nối kết nối cộng đồng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bài hát Nối vòng tay lớn được phát sóng trên đài truyền hình quốc gia VTV
Tuy nhiên, trong những ngày qua, thông tin từ Cục NTBD cho biết đến nay bài hát Nối vòng tay lớn của nhạc sĩ Trịnh Công không nằm trong "danh mục các bài hát trước năm 1975 được phép phổ biến" đã làm cho nhiều người không khỏi ngạc nhiên và có nhiều luồng ý kiến khác nhau.
Cụ thể làchương trìnhNối vòng tay lớn, dự kiến diễn ra vào ngày 21.4 do Đại học Y dược Huế kết hợp gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức đang gặp khó khăn do có 4 bài hát thuộc diện những ca khúc trước năm 1975 chưa được cấp phép phổ biến là:Nối vòng tay lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội, Ca dao mẹvàĐêm thấy ta là thác đổ.
Thông tin này khiến nhiều người bức xúc, vì đây đều là những ca khúc được nhiều người biết đến và yêu thích. Trong đó,Nối vòng tay lớnđã nhiều lần được trình diễn trên sân khấu, truyền hình, thậm chí được giảng dạy trong sách giáo khoa của học sinh phổ thông cơ sở.
Nhận được thông tin này, ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh, em gái của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không khỏi bất ngờ.Chị nói "Những bài hát trên từng được chúng tôi biểu diễn rất nhiều nơi trên mọi miền đất nước. Và dĩ nhiên, ở mỗi nơi chúng tôi đều có giấy phép biểu diễn. Từ khi gia đình chúng tôi thực hiện những đêm diễn tưởng nhớ ngày mất của anh Sơn (từ năm 2011 đến nay), hầu như chương trình nào chúng tôi cũng hát những ca khúc trên. Đặc biệt,bàiNối vòng tay lớnthìkết thúc chương trình nào chúng tôi cũng hát. Gần đây nhất làđêm diễn ở Đường sách Sài Gòn ngày 1.4, Sở Văn hóa Thể thao TP.HCM đã ký. ViệcSở VHTT Thừa Thiên Huếcẩn trọng làđiều cần thiết và có thể hiểu được. Nhưng điều này cũng đã làm cho gia đình chúng tôi và BTC chương trình ở Huế vô cùng băn khoăn".
Lúc sinh thời cũng như khi mất đi, nhạcTrịnh Công Sơn luônđược đánh giá là người có đóng góp lớn cho nền tân nhạccủa nước nhà với di sản âm nhạc khổng lồ mà ông để lại. Hằng năm vào dịp 1.4, đúng ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất, nhiều chương trình đêm nhạc tưởng niệm ông diễn ra trên khắp đất nước, trong những chương trình đó không thể thiếu bài hát Nối vòng tay lớn. Có thời điểm bài hát Nối vòng tay lớn đã đạt được con số kỷ lục về số người cùng hát, đó là trongđêm nhạc mang tên Đóa hoa vô thườngnhânkỷ niệm 12 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn diễn ra vào tối 31.3.2013 tại Phú Mỹ Hưng, Q.7, TP.HCM, ca khúc Nối vòng tay lớn đã được 30.000 người cùng đồng thanh hát vang lên.
Sau ngày mất 3 năm, vào năm 2004 nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được giải thưởng quốc tế mang tênÂm nhạc hòa bình thế giớivì "lý tưởng hòa bình mà ông đã đấu tranh không mệt mỏi cho nhân loại". Năm2011, HĐNĐ tỉnhThừa Thiên - Huếđã chính thức thông qua việc lấytêncố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đặt cho con đườngvensông Hươngthuộc phường Phú Cát, thành phốHuế. Tại Hà Nội,tên Trịnh Công Sơn cũng được đặtcho một con phốnối từ đườngÂu Cơđến đường vàocông viên Hồ Tây.
Tiểu Vũ