Trong 2 năm với hơn 40.000 dĩa cơm từ thiện giúp cho những bệnh nhân, thân nhân nghèo không phải là một con số quá lớn. Cái lớn chính là chữ tình của những người đã nghĩ ra chương trình “Dĩa cơm trên tường” để rồi duy trì, nuôi dưỡng nó nhằm giúp cho những người trong hoàn cảnh khó khăn có một bữa ăn đầy đủ để chiến đấu với bệnh tật.
Tìm cách "nuôi"dĩa cơm
Chương trình “Dĩa cơm trên tường” được nhắc đến vào đầu tháng 4.2015. Mới nghe qua, nhiều người khônghiểu"dĩa cơm trên tường" là cái gì. Còn những người tận mắt chứng kiến thì hiểu đó là một hoạt động từthiện phát phiếu tặng cơm cho những bệnh nhân, thân nhânnghèo. Nhưng sao nó lại mang một cái tên mỹ miều và kỳ lạ đến vậy.
Nhắc đến điều đó, bác sĩ Võ Xuân Sơn -Trưởng ban tổ chức chương trình “Dĩa cơm trên tường” cười nhẹ: “Có gì đâu anh ơi! Đó chỉ là ý tưởng mà tôi lấy được từ một chương trình từthiện tại một quán cà phêở Venice”.
Bác sĩ Sơn kể: “Trong một quán cà phê thơ mộng ở Venice, một người đàn ông gọimột ly cà phê và một ly cà phê trên tường. Lúc đó, người phục vụ mang cho ông ta một ly càphê thơm phức, ly còn lại được dán bằng một tờ giấy nhỏ trên tường. Người đàn ông ấy sau khi uống xong ly cà phê của mình tính tiền 2 ly rồi ra về.
Một lát sau, có đôi tình nhân dắt nhau vào quán gọi 2 ly cà phê và một ly trên tường. Giống như lần trước, người phục vu mang ra 2 ly cà phê và dán một tờ giấy nhỏ lên tường. Đôi tình nhân sau khi uống xong tính tiền 3 ly cà phê rồi ra về.
Sau đó, một cụ bà chậm chậm bước chân vào quán. Cụ tiến đến bức tường gỡ một tờ giấy nhỏ đưa cho người phục vụ. Cầm tờ giấy nhỏ ấy, người phục vụ bước vào bên trong rồi mang ra cho cụ một ly cà phê. Cụ bà ngồi quay mặt ra kênhngắm dòng nước với những chiếc thuyền chở du khách và thưởng thức ly cà phê ấy. Uống xong cụ bà đứng dậy ra về mà không tính tiền”.
Lấy ý tưởng từ câu chuyện nhân văn ấy, một nhóm bác sĩ cùng với những người bạn của mình đã ngồi lại cho ra chương trình “Dĩa cơm trên trường” nhằm mang đến những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất cho nhữngbệnh nhân, thân nhân bệnh nhân.
Tuy nhiên, để ý tưởng thành hiện thực và duy trì nó không phải là điều dễ dàng. Bác sĩ Võ Xuân Sơn cho rằng, bỏ tiền túi để làm từ thiện thì đơn giản nhưng lại không mang tính bền vững cho một chương trình từ thiện mà anh và những người bạn của mình hướng đến dài lâu và căn cơ. Một kế hoạch kiếm tiền để “nuôi” chương trình từ thiệnấy đã được vạch ra: từ bán cà vạt, viết quảng cáo, viết báo lấy nhuận bút, tổ chức sự kiện đến tổ chức đêm nhạc gây quỹ...
Chođến thời điểm này, chương trình nhận được nhiều sự ủng hộ nhất chính là đêm nhạc “Dĩa cơm trên tường”. Một chương trình ca nhạc mà phần lớn ca sĩ chính là các bác sĩ. Họ đã đem lời ca, tiếng hát của mình để phục vụ người nghe với mong muốn góp thêmnhững "dĩa cơm trên tường" cho những bệnh nhân, thân nhân bệnh nhân. Ở đây, những người tới xem đêm nhạc không phải mua vé hay đóng thêm bất cứ khoản tiền gì. Tùylòng hảo tâm của mỗi người, muốn ủng hộ bao nhiêu thì góp trực tiếp cho chương trình.
Dĩa cơm phải chất lượng
Chia sẻ tại đêm nhạc “Dĩa cơm trên tường” diễn ra vào tối qua (19.5), bác sĩ Võ Xuân Sơn cho hay,bắt đầu từ đây đêm nhạcsẽ mang tên “Dĩa cơm trên tường”chứ không còn là “Đêm nhạc Blouse trắng” nữa. Đêm nhạcsẽ diễn ra 2 tuần mộtlần tại cà phê KASA (đường Đồng Nai, phường 15, quận 10, TP.HCM).
“Chúng tôi đang cân nhắc, nhiều khả năng trong thời gian tới sẽ tổ chức đêm nhạc này mỗi tuần một lần để tăng thêm sự ủng hộ của xã hộicũng như để góp thêm những dĩa cơm cho bệnh nhân nghèo”, bác sĩ Sơn nói.
Những người tham gia chương trình này đều có chung một suy nghĩ:Mỗi dĩa cơm là một tấm lòng. Thêm một dĩa cơm sẽ không làm cho họ giàu lên, nhưng được chia sẻ một dĩa cơm lại làm cho họ cảm thấy một ngày mới tươi sáng hơn, ấm lòng hơn. Đó là lý do mà số người tham gia vào chương trình ngày càng đông, không chỉ có bác sĩ mà cả những doanh nhân, nhân viên văn phòng.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn phấn khởi cho biết, đến thời điểm này, sau 2 năm thực hiện “Dĩa cơm trên tường”, chương trìnhđã quyên góp được hơn 2 tỉđồng, cung cấp 43.126 dĩa cơm cho những bệnh nhân và thân nhân ở 8 bệnh viện của TP.HCM vớitrị giá hơn 1 tỉđồng. Từ lúc chỉ có 2 địađiểm “Dĩa cơm trên tường” thì đến nay đã có đếnhơn 10 địa điểm, mỗi tuần cung cấp hơn 1.500 dĩa cơm cho bệnh nhân và thân nhân của họ.
“Chúng tôi yêu cầu những địa điểm tham gia "Dĩa cơm trên tường" phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để đảmbảo một dĩa cơm có chất lượng nhất, chứ không phải cơm từ thiện là sao cũng được. Cơ sở đó phải đáp ứng đủ 3 điều kiện (kinh doanh hợp pháp, có chứng nhận an toàn thực phẩm và không phân biệt đối xử với người sử dụng cơm bằng phiếu của chương trình) thìchúng tôi mới cho tham gia”, ông Sơn cho biết.
Hồ Quang