Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ông yêu cầu các bộ ngành, theo chức năng nhiệm vụ cử ngay các đoàn công tác đến các địa phương để trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả bão lụt một cách nhanh nhất.

Các bộ ngành phải cử ngay đoàn công tác khắc phục bão lũ, nếu không sẽ bị kỷ luật

Trí Lâm | 09/11/2017, 15:04

Đó là chỉ đạo của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng. Ông yêu cầu các bộ ngành, theo chức năng nhiệm vụ cử ngay các đoàn công tác đến các địa phương để trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả bão lụt một cách nhanh nhất.

Ngày9.11 tại cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòngchống thiên tai, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp -Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp về khắc phục hậu quả và tái thiết sau bão tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên vừa qua.

Theo báo cáo của các địa phương, bão số 12 đã làm chết 91 người, 23 người mất tích. 1.486 nhà sập, đổ, tốc mái;hư hỏng 119.361 nhà; ngập 9.350ha diện tích lúa, 15.203ha diện tích rau, hoa màu. 25.957 lồng bè nuôi trồng thủy-hải sản bị thiệt hại. 1.294 tàu thuyền bị chìm, hư hỏng, nhiều tuyếngiao thông, đường điện hư hỏng…

Theo tổng hợp của các địa phương, tổng nhu cầu hỗ trợ gạo sau bão là 31,7 nghìn tấn, trong đó Quảng Trị là 2.000 tấn, Thừa Thiên-Huế 1.000 tấn, Quảng Nam 500 tấn, Quảng Ngãi 1.500 tấn, Bình Định 1.000 tấn, Phú Yên 500 tấn, Khánh Hòa 25.000 tấn, Đắk Lắk 245 tấn… Cùng với đó là thuốc, giống hoa màu, chất khử trùng...

Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộngành, theo chức năng nhiệm vụ cử ngay các đoàn công tác đến các địa phương để trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác khắc phục hậu quả bão lụt một cách nhanh nhất. Nếu bộngành nào không thực hiện sẽ bị kỷ luật.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị các địa phương, Bộ NN-PTNT nhanh chóng tổng hợp nhu cầu, đề xuất Chính phủ phê duyệt để tổ chức cấp phát cho người dân.

“Người dân cần bao nhiêu thì xuất cấp hỗ trợ từng đó, yêu cầu các địa phương, bộngành khẩn trương tổng hợp, rà soát, đề xuất để tổ chức cấp phát cho người dân”, Phó thủ tướng khẳng định và đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm an toàn tính mạng của người dân trong quá trình khắc phục hậu quả bão lụt; đồng thời phải tổ chức lực lượng để tìm kiếm người mất tích càng sớm càng tốt.

“Các bộngành, địa phương phải đặt ưu tiên bảo đảm an toàn tính mạng của người dân lên hàng đầu”, Phó thủ tướng nói và yêu cầu Bộ GTVT, phối hợp với lực lượng công an tổ chức phân luồng, hướng dẫn giao thông, tuyệt đối không để tai nạn đáng tiếc xảy ra. Các địa phương, các lực lượng rà soát các khu vực còn nguy hiểm, cảnh báo cho người dân; hướng dẫn người dân bảo đảm an toàn trong quá trình sửa chữa nhà cửa, khôi phục sản xuất...

Phó thủ tướng cũng yêu cầu chính quyền cơ sở cần tổ chức tốt việc thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, nhất là đối với các hộ có người bị chết và mất tích, bị mất nhà cửa, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.

“Bảo đảm không người dân nào bị đói, phải dùng nước không hợp vệ sinh, bị ốm đau mà không có thuốc điều trị do mưa bão. Các địa phương phải chịu trách nhiệm trước hết trong việc bố trí nguồn lực hỗ trợ ngay cho người dân, đề xuất huy động lực lượng vũ trang giúp đỡ người dân sửa chữa nhà cửa”, Phó thủ tướng yêu cầu.

Phó thủ tướng cũng đề nghị Bộ Quốc phòng, Quân khu 4, Quân khu 5, Bộ Công an chi viện thêm lực lượng cho các địa phương giúp dân sửa chữa dựng lại nhà cửa bị sập đổ, hư hại, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời xuống các tổ chức tín dụng việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất sau mưa lũ, thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại về vốn vay.

Ông cũng yêu cầu các bộ nhành liên quan điều hành nguồn hàng, cung cấp về các khu vực có biểu hiện tăng giá để ngăn chặn tình trạng lợi dụng tăng giá trục lợi, trong đó phối hợp với Bộ Xây dựng để kiểm soát giá vật liệu xây dựng; khắc phục ngay các sự cố giao thông, khôi phục giao thông trên các tuyến huyết mạch đặc biệt là quốc lộ, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam; tổ chức trục vớt tàu, thuyền bị chìm trên biển; cân đối nguồn vốn trong đó có nguồn vốn ODA cho việc tái thiết sau thiên tai...

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các bộ ngành phải cử ngay đoàn công tác khắc phục bão lũ, nếu không sẽ bị kỷ luật