Trong thời gian gần đây do tác động của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM phải hoạt động cầm chừng. Do vậy, hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền là chủ đề được quan tâm.

Các doanh nghiệp ở TP.HCM được chính quyền hỗ trợ bao nhiêu?

Tú Viên | 05/07/2021, 13:41

Trong thời gian gần đây do tác động của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ở TP.HCM phải hoạt động cầm chừng. Do vậy, hỗ trợ doanh nghiệp của chính quyền là chủ đề được quan tâm.

Ngày 5.7, UBND TPHCM họp báo về triển khai gói hỗ trợ lần 2 của TPHCM đối với người bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo Nghị quyết 09 của HĐND TP.HCM. Trong số 6 đối tượng được hưởng hỗ trợ có 2 đối tượng liên quan đến doanh nghiệp, tiểu thương. Cụ thể:

Với hộ kinh doanh thành lập theo Luật Doanh nghiệp và đang hoạt động (trừ hoạt động cho thuê nhà/mặt bằng) phải dừng hoạt động theo yêu cầu của UBND Thành phố để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 (áp dụng khu vực thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31.3.2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19: địa bàn Quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc, Quận 12 và các khu vực khác theo chỉ đạo của UBND Thành phố) thì được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền. Mức hỗ trợ: 2.000.000 đồng/hộ (hỗ trợ 1 lần).

Với thương nhân tại các chợ truyền thống (có điểm kinh doanh, quầy hàng, sạp hàng, ki ốt, cửa hàng được bố trí trong phạm vi chợ); có mã số thuế; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với đơn vị quản lý chợ và nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước thi được hỗ trợ trực tiếp bằng tiền trong 6 tháng (7.2021 đến hết tháng 12.2021) với mức hỗ trợ
Chợ hạng 1: 300.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng.
Chợ hạng 2: 210.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng.
Chợ hạng 3: 150.000 đồng/điểm kinh doanh/tháng.

Phân loại chợ
Chợ loại 1:
Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch;

Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.

Chợ loại 2:
Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch.
Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên;
Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hóa, kho bảo quản hàng hóa, dịch vụ đo lường

Chợ loại 3:
Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố.
Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.

Bài liên quan
Trao đổi cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Trung Quốc và Cà Mau
Sáng 24.4, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị “Gặp gỡ doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp tỉnh Cà Mau”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
một giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các doanh nghiệp ở TP.HCM được chính quyền hỗ trợ bao nhiêu?