Việc các ngân hàng quốc tế lớn nhất bắt đầu chuyển nhân viên từ London về lục địa, đang được xem là điểm khởi đầu cho một sự dịch chuyển lớn nhất từ trước đến nay của hệ thống ngân hàng châu Âu. Theo một cách đầy hỗn loạn.

Các ngân hàng lũ lượt chạy khỏi Vương quốc Anh vì Brexit

Nhàn Đàm | 08/04/2017, 11:15

Việc các ngân hàng quốc tế lớn nhất bắt đầu chuyển nhân viên từ London về lục địa, đang được xem là điểm khởi đầu cho một sự dịch chuyển lớn nhất từ trước đến nay của hệ thống ngân hàng châu Âu. Theo một cách đầy hỗn loạn.

Quá mệt mỏi khi phải sống trong tâm trạng lo lắng suốt nhiều tháng qua khi không biết tương lai công việc của mình sẽ bị cắt bỏ hay phải di chuyển, rất nhiều nhân viên và quan chức tại các ngân hàng quốc tế lớn nhất ở London đang đồng loạt lên tiếng yêu cầu được chuyển về làm việc tại các chi nhánh ở trong nước.

Động thái này đang được xem là điểm khởi đầu cho một sự dịch chuyển lớn nhất từ trước đến nay của hệ thống ngân hàng châu Âu, chủ yếu từ nước Anh sang phần còn lại của liên minh châu Âu (EU)và theo một cách đầy hỗn loạn.

Theo đó, các nhân viên và quan chức tại những ngân hàng lớn nhất như Citigroup, Goldman Sachs và HSBC đã đồng loạt cho biết họ muốn quay trở về làm việc tại các chi nhánh ở lục địa hoặc tốt hơn hết là ở trong đất nước của mình, càng sớm càng tốt nếu như những ông chủ của họ cảm thấy cần tiến hành một sự dịch chuyển cơ sở trong thời kỳ hậu Brexit. Xu hướng này diễn ra nhanh hơn tại ngân hàng Societe Generale SA, khi được xác nhận đã chuyển một số giao dịch viên của mình về Pháp và Ý, báo hiệu cho những đợt chuyển dịch nhân viên quy mô lớn hơn trong thời gian tới.

Đó sẽ là một cuộc di chuyển khổng lồ và theo một chiều: rời khỏi nước Anh mà chủ yếu là khỏi London, để phân tán ra khắp phần còn lại của EU khi ở thời điểm hiện tại gần như không có một thành phố nào đủ khả năng thay thế London để hấp thu trọn vẹn năng lực tài chính mà thủ đô Anh quốc đã sở hữu.

Trên thực tế, các ngân hàng quốc tế đã bắt đầu dịch chuyển một số hoạt động kinh doanh của mình ra khỏi nước Anh để đến các trung tâm thương mại và tài chính mới ở châu Âu lục địa ngay sau khi thủ tướng Anh Theresa May kích hoạt cơ chế chính thức đưa nước Anh rời khỏi Liên minh.

Trước đó, hầu hết các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác, đều đã lên kế hoạch chuẩn bị cho kịch bản “Brexit cứng” theo đó họ có thể sẽ mất đi quyền đăng ký kinh doanh và thực hiện dịch vụ tại nước Anh nói chung và khu vực thành phố London nói riêng vốn có từ trước đến nay, và giờ đây nó đang phụ thuộc vào kết quả một cuộc đàm phán có thể kéo dài tới 2 năm giữa chính phủ Anh và EU.

Brexit vì thế đang đảo ngược một xu hướng kéo dài hàng chục năm qua trên thị trường tài chính châu Âu: trong hàng thập kỷ, các sinh viên sáng giá nhất và các nhà đầu tư năng động nhất từ khắp châu Âu đã đổ về London để theo đuổi ngành tài chính vì đó là nơi tập trung trụ sở chính của tất cả các ngân hàng quốc tế lớn nhất ở châu Âu. Chính điều này đã biến London thành trung tâm tài chính lớn nhất châu Âu và thuộc top đầu thế giới.

Tuy nhiên, giờ đây tất cả đã bị đảo lộn hoàn toàn: giám đốc điều hành tập đoàn ngân hàng HSBC mới đây đã tuyên bố về kế hoạch di chuyển khoảng 1.000 nhân viên và nhà quản lý của mình từ London sang Paris. Xu hướng tháo chạy khỏi nước Anh càng tăng thêm sau khi Bộ trưởng Nội vụ Anh Amber Rudd đã tuyên bố rằng sẽ có biện pháp hạn chế và kiểm soát nhập cư nghiêm ngặt để đề phòng tình trạng người nước ngoài lấy mất việc làm của người dân Anh, một luận điệu khá giống với tổng thống Mỹ Donald Trump.

Sự dịch chuyển hỗn loạn này đang dự báo một sự tái định hình của hệ thống ngân hàng châu Âu trong tương lai gần, nó đồng thời cũng là một cuộc chiến khốc liệt giữa các thành phố cạnh tranh nhau một cách gay gắt để thay thế vai trò của London. Pháp đang được xem là nước đi đầu trong cuộc cạnh tranh này, khi đã đưa ra đề xuất giảm thuế thu nhập với người nước ngoài lên tới 50% trong vòng 8 năm đồng thời miễn đánh thuế vào tài sản của họ.

Trong khi đó, Ý cũng đưa ra những biện pháp riêngkhi công bố luật thuế thu nhập mới được đánh giá là khá mềm mỏng và ưu đãi với người nước ngoài, chỉ khoảng 100.000 euro (tương đương 107.000 USD). Ở thời điểm hiện tại, có khá nhiều thành phố đang nằm trong danh sách điểm đến tiềm năng ở EU của các ngân hàng quốc tế lớn, từ Dublin ở Ireland cho đến Paris ở Pháp, Milan ở Ý và Frankfurt ở Đức.

Theo tính toán của trung tâm nghiên cứu Bruegel, thống kê sơ bộ London có thể sẽ mất khoảng 10.000 việc làm trong lĩnh vực ngân hàng và khoảng 20.000 việc làm khác trong các lĩnh vực tài chính khác có liên quan. Theo số liệu thống kê của PwC,hiện có khoảng 45.000 công dân EU làm việc tại các lĩnh vực và dịch vụ tài chính ở London. Đồng thời tổng tài sản di chuyển khỏi London ước tính lên tới 1.800 tỉ euro. Nó cũng đồng nghĩa với những tác động tiêu cực nghiêm trọng với một loạt các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Anh, đặc biệt là các ngành dịch vụ.

Sẽ có khoảng ít nhất là 4.000 lao động và nhiều nhất là 232.000 lao động ở Anh có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập và cả cơ hội việc làm từ sụt ra đi của các ngân hàng, các nhân viên, nhà quản lý cũng như các nhà đầu tư tài chính ở London sau Brexit. Liệu nước Anh có thể tạo ra thêm công việc mới và giành lại việc làm cho người dân của mình sau khi rời khỏi EU hay không vẫn còn là một câu hỏi, nhưng việc mất đi một lượng lớn công việc và thu nhập trong tương lai gần thì gần như là điều chắc chắn.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
Bài liên quan
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào ngày mai 25.4
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo sẽ tiếp tục tổ chức phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC vào sáng 25.4.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Công nghiệp bán dẫn - Việt Nam cần nắm bắt cơ hội 'nghìn năm có một'
8 giờ trước Nhịp đập khoa học
Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các ngân hàng lũ lượt chạy khỏi Vương quốc Anh vì Brexit