Theo kết quả khảo sát được thực hiện tại 140 quốc gia và bao quát hơn 140.000 người, 72% người dân được hỏi tin tưởng các nhà khoa học, trong số đó: 18% tin tưởng ở mức độ cao và 54% tin tưởng ở mức độ trung bình. 14% người tham gia cho biết họ có sự tin cậy thấp, 13% còn lại không đưa ra câu trả lời.
Theo Science, một cuộc khảo sát toàn cầu do Gallup World Poll thực hiện nhân danh Tổ chức từ thiện y tế của Anh, Wellcome Trust, cho thấy 72% người dân được hỏitin tưởng các nhà khoa học, trong số đó: 18%tin tưởng ở mức độ cao và 54% tin tưởng ở mức độ trung bình. 14% người tham gia cho biết họ có độ tin cậy thấp, 13% còn lại không đưa ra câu trả lời. Cuộc khảo sát được thực hiện tại 140 quốc gia và bao quát hơn 140.000 người.
Các nhà khoa học tận hưởng niềm tin lớn nhất của cư dân Bắc Âu (90%), Tây Âu (88%), Trung Á, Mỹ và Canada (82% ), Đông Âu (77%). Niềm tin vào khoa học ở Nam Mỹ (68%) và Trung Phi (48%) -thấp hơn mức trung bình toàn thế giới.
73% người dân được hỏi trên thế giới có thái độ tích cực đối với câu hỏi “Bạn có tin tưởng bác sĩ và y tá về các vấn đề sức khỏe hơn các thành viên gia đình, bạn bè, các nhà hoạt động tôn giáo và những người nổi tiếng không?”. Ít tin tưởng vào bác sĩ là điển hình cho những người có thu nhập thấp.
Cuộc thăm dò ý kiến dành riêng một mục để hỏi về niềm tin vào vắc xin. Trên thế giới, 79% người tham gia trả lời đều đồng ý rằng vắc xin là an toàn cho sức khỏe và 84% công nhận hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa bệnh tật.
Ở các khu vực dân cư có thu nhập cao, mọi người ít tin tưởng vào độ an toàn của vắc xin, ở Bắc Mỹ 72% , 73% - ở Bắc Âu, và 59%ở Tây Âu. Mức độ tin tưởng ở Đông Âu thậm chí còn thấp hơn, chỉ 40%.
Ở những khu vực dân cư có thu nhập trung bình thấp, những người “hoàn toàn” tin tưởng vắc xin hoặc coi vắc xin là an toàn thường đạt đến tỷ lệ 80% hoặc cao hơn. Mức độ tự tin cao nhất trong tiêm chủng là ở Bangladesh và Rwanda. Hầu như tất cả cư dân của các quốc gia này tin rằng vắc xin là hiệu quả, an toàn và trẻ em cần phải được tiêm phòng.
Những người hoài nghi chính về độ an toàn của vắc xin là người Pháp. Ở Pháp, 33% số người được hỏi không tin vào vắc xin, kế tiếp là Gabon (26%), Togo (25%), Nga (24%), Thụy Sĩ (22%), Armenia, Áo, Bỉ và Ireland (đều ở mức 21%), Burkina Faso và Haiti (20%).
Mức độ ngờ vực vắc xin phụ thuộc rất ít vào giới tính, tuổi tác và giáo dục.
Các nhà khoa học Pháp giải thích rằng, sở dĩ có tình trạng thiếu niềm tin về độ an toàn của vắc xin trên quê hương của Pasteur là do dân chúngbị khủng hoảng niềm tin vào các tổ chức nhà nước.
Nhà dịch tễ học Pierre Verger, chuyên gia theo dõi thái độ của xã hội đối với việc tiêm phòng bày tỏ rằng, có một vấn đề về niềm tin vào chính phủ, đặc biệt là các cơ quan y tế. Các nhà khoa học Pháp cũng chỉ ra rằng các ý kiến bày tỏ không phải lúc nào cũng liên quan đến hành vi. Trong số các phụ huynh Pháp được khảo sát, 91% cho biết họ đã tiêm phòng cho con, như vậy con số này chỉ thấp hơn 1% so với mức trung bình của thế giới.
Đây là một nghịch lý của Pháp: chúng tôi nghi ngờ về nhiều thứ, chúng tôi phàn nàn. Nhưng may mắn thay, tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn cao, Olivier Schwartz, giám đốc khoa học của Viện Pasteur chia sẻ.
Vũ Trung Hương