Trước thông tin cho rằng ĐBSCL sẽ ngập sâu vào năm 2050 do nước biển dâng mà Tổ chức Khoa học Climate Central (Mỹ) cảnh báo mới đây, nhiều nhà khoa học cho rằng, đây là thông tin "nặng nề" đối với ĐBSCL. Để đưa ra vấn đề cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và tổng thể, xét nhiều yếu tố, khía cạnh và phải theo dõi, phân tích số liệu từ 10 đến 20 năm thì mới có thể đánh giá được vấn đề.

Các nhà khoa học miền Tây nói về chuyện ĐBSCL sẽ ngập sâu vào năm 2050

13/11/2019, 17:02

Trước thông tin cho rằng ĐBSCL sẽ ngập sâu vào năm 2050 do nước biển dâng mà Tổ chức Khoa học Climate Central (Mỹ) cảnh báo mới đây, nhiều nhà khoa học cho rằng, đây là thông tin "nặng nề" đối với ĐBSCL. Để đưa ra vấn đề cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và tổng thể, xét nhiều yếu tố, khía cạnh và phải theo dõi, phân tích số liệu từ 10 đến 20 năm thì mới có thể đánh giá được vấn đề.

Khô hạn và ngập ở ĐBSCL là quy luật hàng năm - Ảnh: Phạm Văn

Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường đại học Cần Thơ), cho rằng, nếu nói ĐBSCL ngập là dùng từ rất "nặng nề", vì năm nào vùng ĐBSCL cũng có nước tràn lên bờ. Từ xưa đến nay, năm nào nước lũ cũng về gây ngập úng và được gọi là mùa nước nổi. Và bản chất của đồng bằng là đất ngập nước, và chuyện khô, ngập là chuyện rất bình thường đối với ĐBSCL.

Nếu như nước biển dâng 1 mét thì cần phải xét đến thời gian ngập và độ sâu. Đây là 2 yếu tố cần phải xét đến khi đưa ra nhận định. PGS.TS Nguyễn Hiếu Trung, cho rằng, không thể lấy độ cao mực nước biển trừ cho địa hình sau đó nói chỗ đó ngập, cần phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và tổng thể mới có được kết luận chính thức.

“Đồng bằng của mình gọi là vùng đất ngập nước cho nên là chu kỳ nước ngập rồi khô, ngập là chuyện rất bình thường đối với ĐBSCL. Chúng ta không thể lấy mực nước biển rồi chúng ta trừ cho địa hình rồi chúng ta nói chỗ đó sẽ bị ngập”, ông nói.

Còn thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, nguyên Chánh Văn phòng công tác Biến đổi khí hậu Cần Thơ, cho rằng, thông tin ĐBSCL sẽ ngập vào 2050 là nghiên cứu của các nhà khoa học theo số liệu, phương pháp và là kịch bản mà họ đưa ra để cảnh báo. Có thể số liệu đưa ra và nói trong điều kiện bị ngập và ngập cao nhất, chứ còn nước đã rút rồi sẽ không bị như vậy.

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, nguyên Chánh Văn phòng công tác Biến đổi khí hậu Cần Thơ - Ảnh: Phạm Văn

“Tuy nhiên, đây là nghiên cứu khoa học được chỉ ra có thể đúng, có thể sai do phương pháp và số liệu đưa ra. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, xem xét và trao đổi với tác giả để giải quyết vấn đề nhằm đảm bảo đời sống, sinh kế và phát triển của vùng ĐBSCL”, ông nói.

Thời gian vừa qua, ĐBSCL cũng đang bị sụt lún, khô hạn và ngập lụt bất thường. Khả năng lún, khô hạn, nước biển ngập đã có còn thời gian thì không thể nói trước được, nếu như dự đoán được thì cần phải theo dõi và có số liệu từ 10 - 20 năm thì mới có thể nói được vấn đề.

“Có thể họ nói trong điều kiện bị ngập và ngập cao nhất có thể là bị như vậy, chứ còn lúc nước đã rút rồi thì nó sẽ không bị. Do đó, chúng ta phải nghiên cứu, xem xét hợp tác với tác giả để chúng ra cùng giải quyết vấn đề. Đây là một cái kịch bản người ra đưa ra để cảnh báo, nó sẽ ngập theo mùa hoặc từng con thủy triều chú nó không phải ngập rồi đứng lại và đó là cái chúng ta cần phải bình tĩnh, nghiên cứu, xem xét”, ông nhận định.

Trước đó, Tổ chức Khoa học Climate Central (Mỹ) cảnh báo, phần lớn vùng ĐBSCL sẽ biến mất vào năm 2050 do nước biển dâng. Bản đồ dự báo cho rằng, khi thủy triều lên cao, hầu hết khu vực miền nam Việt Nam sẽ chìm dưới nước và có khoảng 20 triệu dân sẽ ảnh hưởng nặng nề do nước biển tăng cao.

Sau khi thông tin trên được đưa ra, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL cho rằng, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến khu vực ĐBSCL nhưng chưa thể kết luận được khu vực này sẽ bị ngập dưới mực nước dâng và đây chỉ là một nghiên cứu, chưa có sự thẩm định từ các cơ quan quản lý.

Để nghiên cứu một cách chính xác, cần phải phân tích nhiều yếu tố, khía cạnh và phải theo dõi số liệu trong nhiều năm mới có thể đưa ra được vấn đề.

Phạm Văn

Bài liên quan
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
một giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các nhà khoa học miền Tây nói về chuyện ĐBSCL sẽ ngập sâu vào năm 2050