Bài viết này cho rằng khi địa phương, sau ba tháng, chưa đạt được mục tiêu chống dịch và cũng chưa xác định chiến lược phòng chống dịch rõ ràng thì trung ương hỗ trợ là hợp lý.

Các quyết định phải hướng tới sự chín chắn và đúng đắn

Lê Học Lãnh Vân | 27/09/2021, 11:13

Bài viết này cho rằng khi địa phương, sau ba tháng, chưa đạt được mục tiêu chống dịch và cũng chưa xác định chiến lược phòng chống dịch rõ ràng thì trung ương hỗ trợ là hợp lý.

Trong đợt phòng chống dịch lần này, bên cạnh những quyết định được công bố sát giờ, có không ít quyết định được chính quyền địa phương đưa ra rồi sau đó không lâu thu hồi hoặc sửa đổi sau khi có ý kiến của Trung ương. Thậm chí có quyết định sáng ban hành chiều sửa hôm sau thu hồi!

Chắc chắn ai cũng biết một quyết định của giới chức trách phải sửa đổi hoặc thu hồi ngay sau đó khiến dân chúng cảm thấy băn khoăn, nhất là khi nó xảy ra không chỉ 1 lần. Sự băn khoăn của người dân khiến tinh thần chấp hành chính lệnh giảm, sự hữu hiệu của xã hội nói chung giảm theo. Do đó, sự giảm sút lòng tin này không chỉ là tổn hại riêng cho nhà chức trách địa phương mà cho cả cộng đồng, quốc gia.

Bài viết này cho rằng khi địa phương, sau ba tháng, chưa đạt được mục tiêu chống dịch và cũng chưa xác định chiến lược phòng chống dịch rõ ràng thì trung ương hỗ trợ là hợp lý. Đưa quân đội, lực lượng có kỹ luật, tổ chức chặt chẽ tham gia cũng hợp lý. Nhưng dùng quân đội thế nào, vào việc nào là vấn đề khác. Các chiến sĩ  chưa được tập huấn kỹ sẽ dễ loay hoay khi mua hàng, sắp xếp hàng hoá, giao hàng một cách hợp lý. Trong khi đó, lực lượng shipper chuyên nghiệp được thử thách qua cơ chế thị trường không được hoạt động nữa có hợp lý không? Tại sao không để lực lượng shipper hỗ trợ để các chiến sĩ rảnh tay giúp người dân các vấn đề khác?

Quyết định trung ương vào cuộc là quyết định chính trị ở cấp cao. Còn triển khai như thế nào là việc nghiêng về kỹ thuật quản trị, quản lý của những người chức trách ở cấp địa phương hơn cần làm tốt nhất phục vụ quyết định chính trị đã được ban. Từ góc nhìn quản trị, bài viết này không trả lời trực tiếp những câu hỏi trên.

Bài viết chỉ quan tâm tới câu hỏi: cách quản trị, cách điều hành có dùng được tối đa trí lực của các chuyên gia và người có liên quan để đưa ra lời giải cho những câu hỏi đó chưa? Và sau đó, việc tổ chức các nhóm chức năng với thành phần thích hợp, định chiến lược, phương pháp, kế hoạch hành động và thực thi kế hoạch đó được tiến hành ra sao?

Bất kỳ quyết định nào, nhất là quyết định ảnh hưởng trên nhiều người, cần cân nhắc rất cẩn thận. Sự cân nhắc được thể hiện qua các việc phải nghiêm túc tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị, thí dụ như các việc dưới dây, và không chỉ những việc này…

Thứ nhất, xác định rõ mục tiêu cần đạt được

Thứ hai, lập bộ máy tiến hành

Thứ ba, phân tích hoàn cảnh (cơ hội, thách thức) trên nền điểm mạnh và điểm yếu, từ đó đề ra chiến lược hành động.

Thứ tư, dự trù tình huống

Thứ năm, phân tích rủi ro và dự trù phương án phản ứng cần thiết

Về lý thuyết nhiều người biết những việc cần làm này. Nhưng biết về lý thuyết là một chuyện, có thấy hết sự cần thiết và tầm quan trọng của chúng không lại là chuyện khác. Nếu chưa hểu hết sự cần thiết, tầm quan trọng, việc tiến hành có thể bị bỏ qua hay làm một cách qua loa. Và cách tiến hành trong thực tế nên như thế nào cũng rất quyết định. Trước hết là phải có công cụ thích hợp. Kế đó là phổ biến, huy động, tổ chức sao cho dùng được nhiều nhứt trí tuệ và kinh nghiệm của những người có trách nhiệm liên quan. Tất cả những điều trên cần phải có người kỹ trị, được đào tạo bài bản và phải có kinh nghiệm quản trị và điều hành được chứng minh.

Sự cân nhắc cẩn thận còn được thể hiện ở chỗ quyết định đã ra nên bất hồi tố, ngoại trừ những trường hợp quá sức đặc biệt. Nghĩa là những gì người dân đã chuẩn bị tiến hành trước khi quyết định ban hành, vẫn được tiếp tục. Ngoài ra nên cân nhắc cho một khoảng thời gian tập sự. Đây là khoảng thời gian để xã hội làm quen với qui định mới, trong thời gian này người dân chưa làm theo qui định mới vẫn không bị phạt hay chế tài. Thời gian này rất quý để nhà chức trách nhận các phản hồi. Nếu phản hồi cho thấy quyết định không khả thi, hay có những điểm không phù hợp, quyết định được rút lại hay sửa đổi. Vì quyết định chưa thực sự bước vào thời hạn 100% hiệu lực nên việc sửa hay bãi bỏ không gây thiệt hại đáng kể, cả thiệt hại cho cộng đồng lẫn thiệt hại cho uy tín của nhà chức trách.

Sự cẩn thận khi ban hành quyết định còn nằm ở triết lý quản trị rằng bất kỳ quyết định nào ban ra cũng không thể dự trù tất cả các tình huống. Do đó càng được chuẩn bị cẩn thận, khoa học và đúng kỹ thuật, càng đưa ra công chúng góp ý và phản biện, càng hạn chế xác suất thất bại. Việc này chỉ đem lại lợi ích cho nhà chức trách và cho cộng đồng!

Bài liên quan
Quan sát việc chống dịch COVID-19 từ góc nhìn quản trị
Dưới cái tựa chung "Từ góc nhìn quản trị", loạt bài này trình bày các quan sát, nhận xét trên tinh thần xây dựng góp ý về việc quản trị chống dịch COVID-19 tại TP.HCM

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các quyết định phải hướng tới sự chín chắn và đúng đắn