Theo dự báo, bão số 4 (bão Podul) sẽ độ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình vào sáng mai (30.8). Hiện các tỉnh Bắc Trung Bộ đang khẩn trương thực hiện công tác phòng chống để tránh thiệt hại khi bão vào.

Các tỉnh Bắc Trung Bộ khẩn trương ứng phó bão số 4

Quang Cường | 29/08/2019, 14:00

Theo dự báo, bão số 4 (bão Podul) sẽ độ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Bình vào sáng mai (30.8). Hiện các tỉnh Bắc Trung Bộ đang khẩn trương thực hiện công tác phòng chống để tránh thiệt hại khi bão vào.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn yêu cầu các đơn vị, ban ngành chức năng cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, mưa, lũ và thông tin, cảnh báo kịp thời đến chính quyền địa phương, người dân biết để chủ động triển khai các biện pháp phòngtránh, ứng phó có hiệu quả, tránh tư tưởng chủ quan.

Tỉnh đã có lệnh cấm biển từ 5 giờ ngày 29.8 đến khi bão suy yếu và tan dần.

Theo báo cáo của Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Thanh Hóa, đến 17 giờ ngày 28.8, còn 3.839 phương tiện với 16.431 lao động đang hoạt động trên biển. Hiện còn 3 phương tiện với 27 lao động xuất bến tại bến Ninh Cơ, tỉnh Nam Định chưa có thông tin liên lạc với bờ. BĐBP tỉnh Thanh Hóa đang phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng và gia đình tiếp tục tìm cách liên lạc với 3 phương tiện trên.

Ngời dân gặt lúa chạy bão - Ảnh: H.N

Tại tỉnh Nghệ An: Ông Đinh Viết Hồng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An cho biết, từ 6 giờ sáng nay (29.8), tỉnh đã ban hành lệnh cấm biển không cho tàu thuyền ra khơi để đảm bảo an toàn, đồng thời kêu gọi các tàu thuyền đang khai thác ven biển phải về khu vực neo đậu trước 15 giờ chiều nay.

Toàn tỉnh Nghệ An có 3.947 tàu thuyền, 18.700 lao động nghề cá, trong đó 3.819 tàu thuyền đang neo bến, 36 phương tiện đang đánh bắt ven bờ đã nhận được thông tin. Có 76 tàu với 750 lao động đang neo đậu ở các tỉnh ven biển.

Người dân ở Nghệ An cũng đang đang khẩn trương thu hoạch lúa hè thu để chạy bão. Tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã thu hoạch được 70%, số diện tích còn lại đang được bà con gấp rút thu hoạch trước khi cơn bão đổ bộ.

Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Hà Tĩnh, tính đến ngày 27.8, toàn tỉnh mới chỉ thu hoạch được 15.990/43.522ha (đạt 36,7%) diện tích lúa hè thu. Các huyện có diện tích lúa hè thu lớn như Can Lộc 9.138ha, Thạch Hà 7.633ha, Cẩm Xuyên 8.961ha chỉ mới thu hoạch được phần ít (Can Lộc đạt 16,4%, Thạch Hà 40,6%, Cẩm Xuyên 20,1%).

Ngày 27.8, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra công điện chỉ đạo các địa phương khẩn trương thu hoạch nhanh gọn lúa vụ hè thu đã chín, vùng thấp trũng dễ bị ngập úng; tuyệt đối không để lúa hè thu đã chín bị ngập khi mưa, lũ xảy ra.

Chủ tịch tỉnh cũng chỉ đạo Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp với Tiểu ban An toàn nghề cá, UBND các huyện, thị xã ven biển nắm chắc số lượng tàuthuyền đang hoạt động trên biển. Đồng thời, thông báo cho chủ các phương tiện tàuthuyền biết vị trí, hướng di chuyển của bão Podul để chủ động thoát ra hoặc không đi vào vùng nguy hiểm.

Hiện toàn tỉnh Hà Tĩnh có 177 tàu thuyền đang hoạt động trên biển với 599 lao động, trong đó 20 tàu hoạt động ở vùng lộng Hà Tĩnh – Nghệ An và vùng ven bờ Hà Tĩnh. Những tàu trên đã nhận được liên lạc đang trên đường vào bờ.

Lãnh đạo tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện trực ban 24/24 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để chủ động xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Thuyền nhỏ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đều được kéo lên bờ để đảm bảoan toàn khi bão vào

Theo báo cáo từ Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Bình, đến 5 giờ ngày 29.8, tỉnh này vẫn còn 677 tàu với 4.325 lao động vẫn hoạt động trên biển. Trong đó, hoạt động tại vùng biển nguy hiểm (phía bắc vĩ tuyến 15) có 151 tàu với 880 lao động; Vùng biển Đà Nẵng có 306 tàu với 312 lao động; Vùng biển Nam biển Đông có 10 phương tiện với 73 lao động; vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Bình có 210 phương tiện với 1.060 lao động. Số tàu đang neo đậu tại bờ có 4.629 tàu với 14.557 lao động.

Các phương tiện đã nắm được tình hình diễn biến của bão số 4, riêng số phương tiện hoạt động tại vùng biển nguy hiểm đang trên đường chạy vào bờ.

Quang Cường
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các tỉnh Bắc Trung Bộ khẩn trương ứng phó bão số 4