Những ngày này, đi đâu trên huyện Đồng Tháp Mười cũng nghe nông dân bàn chuyện nước lên xuống, hết nhìn trời lại ngó xuống sông. Trên các cánh đồng tại các vùng phía hạ lưu của Đồng Tháp Mười như: Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa... máy xúc kobe, xáng cạp hoạt động hết công suất để đắp bờ bao ngăn lũ, trong khi nông dân dùng máy bơm nước ra hạn chế nước dâng lên gây thiệt hại cho lúa.

Các vựa lúa miền Tây khẩn trương đối phó với lũ

nguyentuyet | 07/08/2017, 06:25

Những ngày này, đi đâu trên huyện Đồng Tháp Mười cũng nghe nông dân bàn chuyện nước lên xuống, hết nhìn trời lại ngó xuống sông. Trên các cánh đồng tại các vùng phía hạ lưu của Đồng Tháp Mười như: Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa... máy xúc kobe, xáng cạp hoạt động hết công suất để đắp bờ bao ngăn lũ, trong khi nông dân dùng máy bơm nước ra hạn chế nước dâng lên gây thiệt hại cho lúa.

Mộc Hóa hoàn thành đê bao ngăn lũ

Ông Lê Tấn Sang, nông dân ấp 3, xã Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa rầu rĩ nói: "Vụ hè thu năm nay gia đình tôi làm 10 ha (gồm cả đất nhà và đất thuê) để trồng lúa thơm xuất khẩu. Mấy ngày này nước lên quá nhanh, được sự vận động của UBND xã, nông dân trong đê bao đã cùng nhau thuê kobeđể đắp bờ bao ngăn lũ. Trước mắt, mỗi hộ có ruộng đóng góp 500.000 đồng/ha để thuê kobe móc đất đắp bờ bao vàdùng máy bơm bơm nước ra".

Cũng theo ông Sang thì lúa của ông chỉ còn từ 10 đến 15 ngày nữa là có thể thu hoạch. Chi phí mà ông đã đầu tư từ đầu vụ đến nay là gần 200 triệu đồng. Năm nay, với tình trạng này thìdự tính cánh đồng 10 ha của ông thiệt hại ít nhất khoảng 30% so với khi được mùa.

Người dân gia cố đê bao ấp Cả Sấu, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa

Nhiều nông dân cho biết, do nhu cầu rất cần kobe để múc đất đắp bờ bao nên có chỗ chủ máy bắt chẹt nông dân, tự ý nâng giá lên.

Ông Nguyễn Văn Thạch, nông dân ấp 2, xã Bình Hòa Đông trồng 5 ha lúa trong đê bao cánh đồng hơn 150 ha. Ông cùng với các nông dân khác ngày đêm túc trực ngoài ruộng để theo dõi tình hìnhnước lên xuống và mưa bão.

Ông Nguyễn Văn Minh có ruộng sát ông Thạch cho biết: "Khu vực Bình Hòa Đông cơ bản nông dân đã tự hùn hạp thuê kobe móc đất đắp bờ bao ngăn lũ. Tuy các ấp trong xã có đê bao xung quanh nhưng một số tuyến kênh cặp ĐT 817 thì chưa xây dựng đê bao nên nước từ sông Vàm Cỏ Tây vẫn có thể tràn vào ruộng".

Cánh đồng ở xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa đang chìm trong nước

Chủ tịch UBND xã Bình Hòa Đông, ôngLê Văn Phân thông tin: "Đến nay,toàn bộ diện tích2.800 ha lúa của xã đã có đê bao xung quanh bảo vệ vụhè thu. Tính đến ngày 4.8, chỉmới có 10 ha lúa thu hoạch, còn lại thời gian thu hoạch từ 10 đến 25 ngày tùy theo giống lúa. Năm nay bà con trồng nếp khá nhiều, chiếm khoảng 15% tổng diện tích nên kéo dài thời gian thu hoạch".

Cũng theo ông Phân thì xã Bình Hòa Đông phấn đấu trong 10 ngày nữa sẽ thu hoạch khoảng trên 50% diện tích lúa toàn xã để hạn chế thấp nhất thiệt hại vì dự kiến mỗi ngày nước đều lên. Ban chỉ huy phòng chống lụt bão của xã trực 24/24 để kịp thời đối phó tình hình mưa bão. Hiện nay, UBND xã tích cực vận động ngườidân gia cố các tuyến đê bao lửng để phòng nước lên có thể gây vỡ từng đoạn đê xung yếu.

Ông Nguyễn Văn Thạch ở ấp 2, Bình Hòa Đông, huyện Mộc Hóa ngày đêm theo dõi tình hình nước lũ

Theo số liệu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Mộc Hóa, từ khi lũ về huyện đã huy động 60 kobe và 4 sáng cạp (của huyện Mộc Hóa và các huyện lân cận: Thạnh Hóa, Tân Thạnh) để thực hiện việc đắp bờ bao bảo vệ lúa hè thu. 100% ngườidân đồng tìnhvới phương án bảo vệ lúa hè thu do Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn (PCTTCHCN) của huyện đề ra.85km bờ bao được gia cố có đỉnh cao hơn mực nước hiện tại 4-5cm, đắp 127 đầu kênh, rạch ngăn nước, huy động doanh nghiệp đặt 6 máy bơm điện phục vụ tiêu thoát nước cho trên 1.050 ha.

Thạnh Hóa khẩn trương đắp đê bao lửng ngăn lũ

Đi dọc ĐT 817 qua địa bàn các ấp Cả Sấu, ấp Đình, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa,hai bên đường đều thấyngười dân thuê kobe múc đất đắp bờ bao ngăn lũ.

Anh Lê Văn Duy(ấp Cả Sấu) cho biết: "Hiện nay nước chưa về nhiều, tuy nhiên qua báo đàivà nghe ngóng tin tức trên huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, bà con đã tự hùnhạp với nhau thuê kobe đắp bờ ngăn lũ. Được biết, mỗi hộ tùy theo diện tích sẽ đóng góp trung bình 700.000 đồng/ha. Đặc biệt, xã Thạnh Phước có trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu cho 300 ha lúa ởấp Đình, đang ngày đêm hoạt động hết công suất để bơm nước ra kênh Tắc".

Anh Lê Văn Duy (ngụ ấp Cả Sấu, xã Thạnh Phước, huyện Thạnh Hóa) cùng anh em trong gia đình gia cố bọng nước cứu lúa

Chị Năm, vợ Bí thư Đảng ủy xã Thạnh PhướcHồ Văn Tùng cho biết: "Mấy ngày nay, ông xã tôi cùng lãnh đạo UBND xã thường xuyên túc trực ngoài đồng ruộng cùng bà con đắp bờ bao ngăn lũ. Do địa bàn xã Thạnh Phước rộng, lại giáp sông Vàm Cỏ Tây có nhiều kênh rạch đa số chưa có đê bao nên nếu không kịp thời gia cố sẽ ảnh hưởng đến vụ lúa hè thu của bà con nông dân".

Cơn mưa nặng hạt kèm theo giông, gió mạnh ngày 3.8đã làm nhiều đám lúa của nông dân các xã Bình Hòa Đông, Tân Thành, Tân Lập (huyện Mộc Hóa) và Thạnh Phước (huyện Thạnh Hóa) bị ngã đổ,ảnh hưởng đến năng suất và tăng chi phí thu hoạch củabà con nông dân.

Bà Dương Thị Mảnh (ấp Cả Đá, xã Tân Thành) cho hay: "Nhiều đám ruộng khu vực ấp Cả Đá bị đổ ngã do mưa bão. Nhiều đám ruộng gần sông Vàm Cỏ Tây, ấp Cả Nổ chưa có đê bao đã bị ngập chìm trong nước (ngập đến bông)".

Dự báo ngày rằm tháng Bảy nước có thể dâng cao

Theo Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mộc Hóa Lê Văn Tùng, hiện nay Phòng NN&PTNT khuyến cáo bà con không vì nôn nóng mà bơm hết nước trong ruộng ra kênh, vì khi gặp mưa hoặc có sự cố vỡ đê thì nước sẽtràn vào đồng ruộng, kèm theo gió mạnh sẽ làm lúa ngã đổ gây thiệt hại năng nề.

UBND huyện cùng ban ngành, đoàn thể đã vận động nhân dân gia cố đê bao, đề phòng nước lên nhanh nhất là vào dịp rằm tháng 7 (lũ thượng nguồn đổ về cộng với nước triều dâng). UBND huyện Mộc Hóa cũng đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí khẩn cấp gia cố xây dựng tuyến đê bao, bảo vệ các xã chưa hoàn thiện đê bao như: Tân Lập, Tân Thành.

Đa số tuyến đê bao có chiều cao hơn mực nước hiện tại khoảng 5cm. Tuy nhiên, do nước có xu hướng đổ về thượng nguồn nhanh, cộng với nước mưa và triều cường có thể gây ngập một số diện tích lúa, dự kiến là khoảng 700 ha thuộc địa bàn xã Tân Lập. Đặc biệt, vụ hè thu năm nay nông dân trồng lúa nếp diện tích chiếm hơn 35% nên ảnh hưởng rất lớn đến thời vụ thu hoạch (100 ngày). Bên cạnh đó, do bà con sạ lúa mật độ dày nên khiến lúa yếu, dễ bị ngã đổ.

Nhiều đám ruộng xã Tân Thành, huyện Mộc Hóa bị ngã đổ do cơn mưa lớn

Theo Ban chỉ huy PCTTCHCN huyện Mộc Hóa, trước mắt huyện đề nghị tỉnh hỗ trợ kinh phí khoảng 3 tỉđồng để tiếp tục gia cố bờ bao cao thêm 20cm;trang bị áo phao, phao cứu sinh cho lực lượng tham gia ứng phó mưa bão, lũ lụt;đồng thời trang bị một chiếctàu có tải trọng 10-12 tấn để chủ động tham gia ứng cứu khi có tình huống thiên tai xảy ra.

Huyện Mộc Hóa có khoảng gần 6.000 ha có thể bị ảnh hưởng bởi lũ sớm, đặc biệt gần 700 ha tại xã Tân Lập có nguy cơ cao vì khu vực này không có đê bao. Số diện tích còn lại chưa thu hoạch là trên 20.000 ha, trong đó khoảng 75% diện tích sẽ thu hoạch trong thời gian 10-20 ngày, 25% diện tích thu hoạch trong thời gian 30 ngày là dứt điểm (tính từ ngày 3.8.2017).

Đại Lâm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các vựa lúa miền Tây khẩn trương đối phó với lũ