Hôm nay các chuyên gia kinh tế hàng đầu của cả nước tụ hội để Hội thảo về Luật Đặc khu Kinh tế (ĐKKT).

Cách nhìn khác về Đặc khu Kinh tế

18/05/2018, 14:29

Hôm nay các chuyên gia kinh tế hàng đầu của cả nước tụ hội để Hội thảo về Luật Đặc khu Kinh tế (ĐKKT).

Phối cảnh thiết kế quy hoạch đặc khu kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh

Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được chọn là đích nhắm cho bộ luật có tính đột phá về cơ chế, thể chế này.

Bà Phạm Chi Lan có nhận định phản biện rất hay về dự luật và địa điểm chọn lựa làm ĐKKT này. Bà cho rằng thời đại 4.0 thì ĐKKT phải là ĐKKT 4.0 mà công nghệ thông tin, tự động hoá là cốt lõi. Vậy thì Khu Hoà Lạc, Hà Nội và TP. HCM là nơi thích hợp chọn làm ĐKKT 4.0 nhất. Ở đây ưu tiên mọi ưu tiên là thể chế tiến bộ mà các nước phát triển trên thế giới đang áp dụng.

Tôi cho rằng để làm ĐKKT công nghệ 4.0 thì thực tiễn nhất về điều kiện nguồn nhân lực không đâu hơn Sài Gòn và Hà Nội như ý của bà Phạm Chi Lan.

Đây là khác về ĐKKT chung.

Yếu tố hấp dẫn thu hút đầu tư bền vững và hiệu quả cho một ĐKKT ngoài yếu tố thể chế, nền tảng hạ tầng, nhân lực, ưu đãi thuế, dịch vụ mà trên thế giới đang áp dụng, VN chắc chắn áp dụng thể hiện bằng luật thì yếu tố quyết định cạnh tranh mà ít nơi nào có đó là Không gian Văn hoá và cảnh quan thiên nhiên ở nước ta.

Khi chọn Phú Quốc ĐKKT, chúng ta có ưu thế cảnh quan hấp dẫn vùng biển đẹp của đất nước. Nhưng nơi đó giá đất quá cao, quỹ đất quá ít và bị chiếm dụng theo hình thái băm thịt. Phú Quốc nên là ĐKKT chuyên về du lịch với các ưu đãi về thể chế, visa là đủ.

Thể chế ở đây là mô hình quản lý theo mô hình tập đoàn kinh tế không theo mô hình địa phương. Cả Phú Quốc được quản lý bởi một Hội đồng Quản trị trực thuộc thủ tướng chứ không phải mô hình huyện uỷ, bộ tứ dưới sự lãnh đạo của tỉnh uỷ và bị chi phối bởi các bộ, các ban ngành trung ương.

ĐKKT du lịch Hạ Long nếu có và rất cần phải có, cũng như vậy.

Đó là nói về ĐKKT chuyên ngành du lịch.

Trong luật ĐKKT nên chia ra các loại để có luật thích ứng.

Theo tôi nên bỏ mô hình ĐKKT lẩu , cái gì cũng nhét vào mà nên làm mô hình ĐKKT chuyên ngành.

Có thể chia ra các chuyên ngành sau:

- Nông nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm Nông nghiệp.
-Công nghệ TT và Công nghiệp công nghệ cao.
- Du lịch.
- Giáo dục.
- Kinh tế thủ công.

Mỗi loại hình có đặc thù riêng, có nguồn nhân lực và không gian văn hoá riêng nên cần các chính sách riêng, thể chế riêng, mức ưu đãi thuế đặc biệt riêng.

Chúng ta nên nhận thức rằng ĐKKT trước hết và trên hết là phục vụ cho các nhà đầu tư trong nước. Một nền KT bền vững phải lấy Tư sản dân tộc làm nòng cốt. Ưu đãi cho Tư sản dân tộc là dành mọi điều tốt nhất cho người dân chúng ta, và đó chính là sự đền ơn đáp nghĩa đúng nhất cho người dân chúng ta, những người chịu quá nhiều thiệt thòi và áp bức bao năm nay không ngóc đầu lên làm giàu chính đáng được. Và đây chính là chiến lược xin lại Lòng Dân để cùng đột phá cách mạng thay đổi đất nước.

Hãy nhòm các nước Nhật, Hàn, Israel xem, họ phát triển bởi các ĐKKT giành thu hút đầu tư nước ngoài hay thu hút đầu tư của người dân của họ?

Các ĐKKT thực sự chỉ là mô hình thí điểm tạo động lực để nhà nước mạnh dạn và khôn ngoan áp dụng bằng luật cho toàn quốc.

Từ đây mô hình quản lý quốc gia sẽ phải thay đổi theo hướng cách mạng, tiên tiến chính nhờ những mô hình này.

Vậy còn yếu tố Không gian Văn hóa là thế nào?

Nguồn nhân lực chỉ có thể phát huy hết năng lực lao động và sáng tạo nếu họ thực sự có Không gian Văn hóa tại nơi làm việc và nơi sống. Không gian Văn hóa đó chính là không gian đời sống sức khoẻ vật chất, tinh thần của họ được bảo đảm nhân văn và thiết thực nhất. Gia đình, con cái của họ có không gian sống, học tập thoải mái nhất. Họ được thiên nhiên phong phú, cảnh quan đẹp, chất lượng khí thở trong lành, hoà quyện dâng hiến nhất.

Luật ĐKKT nếu không có các định chế về Không gian Văn hóa này sẽ không thể thu hút nguồn nhân lực tốt nhất, không thể thu hút nhà đầu tư bền vững nhất.

Khi đặt luật ĐKKT mọi điều luật trước hết và trên hết phải trên nền tảng cốt lõi Không gian Văn hóa.

Lưu Trọng Văn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xuất khẩu gạo Việt Nam có nhiều cơ hội
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Ông Nguyễn Phúc Nam, Phó vụ trưởng Vụ thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), cho biết trong quý 1/2024, gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường gạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách nhìn khác về Đặc khu Kinh tế