Tin rằng nếu bọn trộm cướp thấy người của lực lượng chức năng có đồng phục (mà "hiệp sĩ" không có) có thể chúng sẽ không dám manh động tấn công. Vấn đề là lực lượng chức năng ở TP.HCM không đủ để dàn trải.

Từ cái chết của 'hiệp sĩ' nghĩ về điều tiết ngân sách cho TP.HCM

14/05/2018, 10:54

Tin rằng nếu bọn trộm cướp thấy người của lực lượng chức năng có đồng phục (mà "hiệp sĩ" không có) có thể chúng sẽ không dám manh động tấn công. Vấn đề là lực lượng chức năng ở TP.HCM không đủ để dàn trải.

Hiện trường vụ trọng án - Ảnh: Báo TN

Xã hội lại bàng hoàng trước thông tin 2 "hiệp sĩ" thiệt mạng khi truy bắt bọn trộm. Các nạn nhân tử vong do bị trúng đòn hiểm của quân bất lương trong lúc cùng quẫn làm liều. Các "hiệp sĩ" có lẽ đã không chết nếu họ được huấn luyện bài bản, có công cụ hỗ trợ. Nhưng các "hiệp sĩ" chỉ là người dân có chút máu anh hùng và gan dạ chứ họ không phải là lực lượng vũ trang được đào tạo, được quyền sử dụng công cụ và được trả lương. Đáng ra đây không phải là công việc của họ và ngay cả tính chính danh của các "hiệp sĩ" cũng đang được mổ xẻ.

Trên thực tế, khái niệm "hiệp sĩ đường phố" cũng chỉ xuất hiện ở các tỉnh Đông Nam bộ, đặc biệt là TP.HCM. Ở các khu vực khác, đặc biệt là ngoài Bắc thì khái niệm về "hiệp sĩ đường phố" gần như không có. Ngoài Bắc hầu như không xuất hiện "CLB hiệp sĩ đường phố" hay dạng tương tự như vậy. Tuy nhiên, nếu có dịp sống đủ lâu ở cả Hà Nội và TP.HCM thì sẽ cảm nhận thấy mật độ công an, lực lượng an ninh trật tự ở Hà Nội đông hơn, nhất là tại các quận nội thành cũ (Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa). Do lực lượng an ninh ngoài Hà Nội đủ dàn trải nên những vụ cướp giật ít hơn và không cần thiết có các "hiệp sĩ".

TP.HCM thì sao? Mức độ đông đúc ở TP.HCM chắc chắn lớn hơn Hà Nội. Khi mức độ dân cư đổ về nhiều thì độ phức tạp an ninh cũng tỷ lệ thuận theo. Nhưng có vẻ như lực lượng công an TP.HCM khá mỏng tạo ra khoảng trống an ninh. Khoảng trống an ninh đó tạo ra kẽ hở cho các vụ cướp giật nhiều hơn và những người tôn thờ tinh thần Lục Vân Tiên gắng lấp khoảng trống an ninh bằng các "CLB hiệp sĩ đường phố" như đã kể trên. Chỉ có điều, "hiệp sĩ" thì không thể chuyên nghiệp như công an và dễ bị rủi ro khi gắng lấp đầy khoảng trống an ninh trong TP.HCM.

Tin rằng nếu bọn trộm cướp thấy người của lực lượng chức năng có đồng phục (mà "hiệp sĩ" không có) có thể chúng sẽ không dám manh động tấn công. Vấn đề là lực lượng chức năng ở TP.HCM không đủ để dàn trải. Sẽ dễ dàng thắc mắc là tại sao TP.HCM không lấp đầy khoảng trống an ninh bằng lực lượng chức năng chuyên nghiệp? Nhưng điều này đòi hỏi TP.HCM phải chi ra ngân sách lớn để tuyển dụng, trả lương cho lực lượng chức năng.

Có một nghịch lý là những năm gần đây, khi kinh tế TP.HCM càng phát triển kéo theo nhiều người đổ về thì điều tiết ngân sách lại càng bị cắt giảm. Theo báo Người lao động hồi tháng 10.2017, trước đây, tỷ lệ điều tiết để lại cho TP.HCM là 33%, tuy nhiên đến thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2016 tỷ lệ này còn 23% và hiện nay còn 18% - thấp nhất trong cả nước. Và chúng ta có thể thấy rằng, càng bị cắt giảm ngân sách, TP.HCM càng khó trong việc phân bổ nguồn chi để đảm bảo an ninh trật tự cho chính mình và kéo theo là các vụ cướp giật ngày càng manh động.

Người dân TP.HCM đóng thuế, góp ngân sách nhiều nhất cho cả nước thì xứng đáng được hưởng môi trường an ninh tốt hơn thay vì tự mình sắm vai "hiệp sĩ".

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
39 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ cái chết của 'hiệp sĩ' nghĩ về điều tiết ngân sách cho TP.HCM