Thói quen sử dụng bột ngọt (mì chính) khi chế biến món ăn gây nhiều tác hại nghiêm trọng, nếu nặng sẽ khiến người dùng bị ngộ độc. Nghe về “ngộ độc bột ngọt” thì nhiều nhưng triệu chứng thế nào, cách giải độc nếu không may mắc phải ra sao không phải ai cũng rõ.

Cách xử lý nhanh khi bị ngộ độc bột ngọt

17/06/2018, 14:51

Thói quen sử dụng bột ngọt (mì chính) khi chế biến món ăn gây nhiều tác hại nghiêm trọng, nếu nặng sẽ khiến người dùng bị ngộ độc. Nghe về “ngộ độc bột ngọt” thì nhiều nhưng triệu chứng thế nào, cách giải độc nếu không may mắc phải ra sao không phải ai cũng rõ.

Khi bị ngộ độc bột ngọt, cần uống nhiều nước ấm để lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và giải độc - Ảnh: Internet

Việc ngộ độc bột ngọt thường chỉ xảy ra khi bạn ăn quá nhiều thức ăn hàng quán, nhất là những món như bún, phở,… cần độ ngọt nhất định cho nước. Việc đôi lần ngộ độc bột ngọt là điều có thể dự đoán được. Câu hỏi đặt ra là: “Làm thế nào để biết tôi đang bị ngộ độc?” và “Cách giải độc như thế nào?”.

Triệu chứng của ngộ độc bột ngọt

Sau khi ăn thực phẩm có chứa bột ngọt, một số người dùng mắc phải các triệu chứng như chóng mặt, đau gáy, tức ngực, buồn nôn, chân tay bủn rủn… Khi đó, hãy nghĩ tới:

- Ngộ độc thực phẩm: Thực phẩm không sạch, kém chất lượng (ôi thiu, mốc hỏng...), tồn dư hóa chất (từ trồng trọt, tẩy rửa, tẩm ướp…).

- Dị ứng bột ngọt: Cũng giống như 1 số người dị ứng với tôm, cua, ghẹ… cũng có trường hợp dị ứng với bột ngọt, thường là do cơ địa mẫn cảm.

- Ngộ độc bột ngọt: Khi ăn 1 lượng bột ngọt quá lớn (lượng khuyến nghị chỉ nên 6g/người/ngày), đặc biệt là các loại bột ngọt kém chất lượng (giả, nhái, sử dụng hóa chất), hay các loại siêu bột ngọt (đường hóa học) có độ ngọt gấp hàng chục đến hàng trăm lần bột ngọt thông thường khiến cơ thể bị ngộ độc.

Cách xử lý nhanh khi có các dấu hiệu “ngộ độc” bột ngọt

- Một trong những cách tốt nhất là uống ngay 1 ly nước chanh ấm pha với muối (không dùng đường), và nằm nghỉ ở nơi thoáng mát 15 – 20 phút, nếu nôn được càng tốt.

- Cũng có thể uống nhiều nước ấm để lợi tiểu, thanh lọc cơ thể và giải độc.

- Lưu ý không tùy tiện dùng bất cứ loại thuốc nào, đề phòng biến chứng. Nếu có lỡ uống thuốc, nên mang theo vỏ thuốc trong trường hợp người bị ngộ độc phải nhập viện.

- Nếu các triệu chứng không giảm sau xử lý tức thời, người bị ngộ độc nên được đưa vào bệnh viện để kiểm tra, theo dõi và xử lý y tế.

- Với những trường hợp bị dị ứng, nên ngưng sử dụng bột ngọt trong 1 thời gian để tránh tái dị ứng. Sau đó, khi dùng lại chỉ dùng với 1 lượng nhỏ để nêm nếm vào món ăn giúp tăng hương vị. Cảnh giác với các món ăn đường phố.

Bột ngọt giúp món ăn tăng hương vị, độ ngon, không chỉ được dùng ở Việt Nam và rất nhiều quốc gia trên thế giới. Quan trọng là chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng, có thương hiệu, dùng theo khuyến cáo an toàn để bột ngọt thực sự là gia vị có ích.

Quỳnh Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách xử lý nhanh khi bị ngộ độc bột ngọt