Rừng bị phá, đồi núi bị trọc thì trước sau gì cuộc sống cũng cũng chấm dứt và con người phải bỏ đi.

Cái giá khi mất rừng nguyên sinh

Lê Học Lãnh Vân | 02/11/2020, 12:32

Rừng bị phá, đồi núi bị trọc thì trước sau gì cuộc sống cũng cũng chấm dứt và con người phải bỏ đi.

Bốn hình dưới đây là sơ đồ mô tả rừng nguyên sinh trong môi trường tự nhiên trên đồi, núi (Hình 1) và đồi núi trọc khi rừng bị phá (Hình 2, 3, 4).

rung.jpg

Ban đầu là đá gốc, cứng và vô cơ.

Các sinh vật đầu tiên tới, tạo nên rêu bám vào đá, ăn sâu vào đá dần dần tạo nên một vi không gian đất mềm chứa chất vô cơ và chất hữu cơ từ xác của rêu. Trên nền đó, các sinh vật khác tới tạo nên quần thể sinh vật, thực vật, động vật,nấm, sinh vật nhỏ và sinh vật kích thước lớn. Vô số sinh vật tới dựa vào nhau mà sống, tự dưỡng và dị dưỡng, cộng sinh, ký sinh, hoại sinh… Đó là căn nguyên của rừng. Rừng nuôi muôn sinh vật, rừng nuôi con người.

Đi vào rừng, ai cũng thấy lớp cây cỏ bên trên (trong hình trên là lớp a) và lớp mùn đất bên dưới (lớp b). Cây có cây bụi thấp, có cây cao như cây chò chỉ. Lớp thực vậy này chặn những cơn mưa xối xả đánh thẳng xuống mặt đất, đồng thời rễ cây của chúng trên mặt đất góp phần chặn nước và giữ nước tại chỗ, nước không chảy thành lũ quét đi lớp đất mùn.

Lớp đất mùn bên dưới do vô số loại sinh vật tạo nên, có lớp lá cây rụng tích tụ, có rễ cây ăn sâu, có côn trùng, sinh vật gậm nhấm đào hang… nên mềm và xốp. Nước mưa bị rễ cây chặn lại thấm vào lớp đất này, nước được giữ lâu trong đó cho sự sống của muôn loài. Lớp nước đó tạo ẩm độ, giữ đất, giữ sinh vật, giữ màu xanh, do đó cuộc sống tồn tại. Không có lớp đất này, không có lượng nước này, đất sẽ hóa sa mạc.

Rừng bị phá thì nước mưa không được giữ lại. Nước tạo thành dòng xiết tàn phá lớp đất mùn. Lớp đất mùn không được thảm thực vật che phủ sẽ thoái hóa, rời rạc và khi nước thấm sẽ chuồi xuống gây lũ bùn, đất lở chôn vùi làng mạc, con người.

Rừng bị phá, đồi núi bị trọc thì trước sau gì cuộc sống cũng cũng chấm dứt và con người phải bỏ đi! Lũ lụt, lũ quét, đất lở, đồi đổ sụp… chỉ mới là hậu quả trước mắt, đầu tiên! Rừng nói ở đây là rừng nguyên sinh tạo nên hệ sinh thái nhiều loại cây tương tác bền vững với nhau, chứ không phải một vùng đất với chỉ một hai loại cây kinh tế nào đó!

Năm nào không bão? Nhưng Việt Nam có đáng chịu thiệt hại tới như vậy không? Có đáng chịu tổn thất vài trăm sinh mạng không?

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nhật Minh - 6/11/2020 11:42
Đây mới là nguyên nhân cơ bản, sâu xa của lũ lụt. Thuỷ điện Nhỏ chỉ là hệ quả vả nhiều khi bị làm vai trò tế thần mà thôi.
Trả lời
Nổi bật Một thế giới
Việt Nam mong muốn hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ
5 giờ trước Sự kiện
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống, sẵn sàng hợp tác chặt chẽ với Liên bang Nga để nâng tầm quan hệ trên các trụ cột then chốt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cái giá khi mất rừng nguyên sinh