Trong ba mùa qua, các ngôi sao thất thế rủ nhau tìm về nước Ý để lấy chốn nương thân. Nhưng bắt đầu từ mùa này, mọi chuyện không còn đơn giản như vậy. Serie A cũng đang trở mình để biến thành “thiên đường mong manh” hệt như Premier League.

Cái kết đắng của các sao bóng đá từ Anh, Đức mò đến mảnh đất mafia

Một Thế Giới | 11/08/2015, 14:43

Trong ba mùa qua, các ngôi sao thất thế rủ nhau tìm về nước Ý để lấy chốn nương thân. Nhưng bắt đầu từ mùa này, mọi chuyện không còn đơn giản như vậy. Serie A cũng đang trở mình để biến thành “thiên đường mong manh” hệt như Premier League.

Trước khi bàn chuyện  Serie A đang trở lại tích cực với nhiều bản hợp đồng lớn, cần thiết phải suy nghĩ về hai trường hợp Seydou Doumbia và Xherdan Shaqiri. Cả hai đều đến Serie A vào mùa xuân, mang theo nhiều kỳ vọng lẫn cả niềm tự hào của các tifosi (hẳn là họ vui mừng lắm khi thấy Roma và Inter “hốt” được những món hàng nổi bật ở Châu Âu). Nhưng chỉ sau 6 tháng, một người khăn gói về CSKA Moscow, một người bị rao bán sang Stoke City như thể một món hàng hết đát. Nước Ý, nơi mafia vẫn còn là bóng ma không hợp cho các ngôi sao muốn đến nghỉ dưỡng.

Điều đó khiến những danh thủ từ Premier League và La Liga đến với Serie A mùa này phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng. Những Jovetic, Dzeko, Salah, Bacca, Chiriches hay  Mario Suarez không thể chơi bóng theo thái độ của Vidic hay Evra – những người đến Serie A để “nghỉ dưỡng” trước đó nữa. Mặc dù ít nhiều họ cũng chỉ tìm đến Serie A với lý do duy nhất là đào thoát khỏi hai xứ người khôn của khó kia.

Roma mua Dzeko, Roma chia tay Doumbia, Lucas Digne ve Roma, Inter, Jovetic, Manchester City, Messi, Ronaldo
Edin Dzeko chưa chắc đã thoát khỏi áp lực khi rời Man City. Ảnh: Romaforerver

Tiến trình phát triển của bóng đá thường xảy ra trước khi người ta kịp nhận ra nó. Thực tế là Serie A đã đi qua cái thời cần những cầu thủ “có tên” để giữ độ nóng cho giải đấu. Khi Juventus vẫy chào Tevez và Fiorentina tiễn Mario Gomez là họ đã từ biệt cả một giai đoạn “ốm dậy” của giải đấu xứ mì ống. Bây giờ trong tâm trí của các ông lớn, họ cũng thèm danh hiệu và thèm tiền chẳng kém những Man City hay Chelsea ở nước Anh xa xôi. Liverpool không nhận ra điều đó, định khôn ngoan bán Balotelli trở lại Milan, nhưng bị từ chối thẳng thừng.

Inter và Milan qua cuộc bể dâu, cũng hiểu rằng không thể sống bằng danh tiếng của một thời đã xa. Cần phải tiêu tiền, cần phải biến mình thành lò xay cầu thủ mới có thể hy vọng bứt lên!

Chưa có mùa năm nào, đồng loạt cả Inter, Milan lẫn Roma hứa hẹn rằng trong hai mươi ngày cuối của kỳ chuyển nhượng, sẽ còn có bom nổ. Tất nhiên, họ không giàu như các đại gia Anh. Nhưng đôi khi tiền ít mà chi nhiều mới chứng tỏ được độ chơi.

Giải pháp của Serie A là lấy Juventus làm đích và lấy Ligue 1 làm điểm tựa. Giải hạng Nhất Pháp đang dẫn thế chỗ Serie A. Không phải ngẫu nhiên các đội bóng Ý hễ cần đẩy cầu thủ đi là tìm đến Lyon và Marseille để chào hàng (như những vụ Mbiwa, Zapata, Aquilani). Đồng thời, họ cũng hớt các ngôi sao trẻ của giải đấu này, như Kondogbia, Coman hay Digne. Một khi tính chất “thực dân” của nền bóng đá được phát lộ, người ta mới có cơ sở để tin vào tương lai tươi sáng của giải đấu.

Serie A năm nay đã chi khoảng 300 triệu euro cho chuyển nhượng. Họ đã xác định ném vào hư không số tiền đó. Cái họ mua về còn quan trọng hơn cả tên tuổi của Jovetic hay Dzeko, đó là kinh nghiệm mua người. Hy vọng những ngôi sao đã chiếm được cảm tình khi còn ở Premier League sẽ ý thức được “thân phận” của mình. Vì ở Ý, cái họ phải đối mặt không phải là một lô báo chí lá cải suốt ngày xoi mói rèm pha như ở Anh, mà là những ông chủ. Những ông chủ lạnh lùng lúc nào cũng sẵn sàng ghé tai họ mỗi khi họ xuống phong độ: “Nếu anh không đá được, mời anh đi chỗ khác”. Vậy đó, Serie A không còn là thiên đường nghỉ dưỡng nữa đâu!

Đức Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cái kết đắng của các sao bóng đá từ Anh, Đức mò đến mảnh đất mafia