Theo Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn, thành phố đã mất 6 tháng để soạn thảo được kế hoạch phân cấp ủy quyền cho quận huyện trong việc chủ động cải tạo, thay thế chung cư cũ. Vì vậy, hiện nay các quận không bàn bạc gì nữa mà phải khẩn trương bắt tay vào làm ngay.

Cải tạo chung cư cũ tại TP.HCM: Làm ngay, không bàn nữa!

Phan Diệu | 25/03/2017, 10:34

Theo Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn, thành phố đã mất 6 tháng để soạn thảo được kế hoạch phân cấp ủy quyền cho quận huyện trong việc chủ động cải tạo, thay thế chung cư cũ. Vì vậy, hiện nay các quận không bàn bạc gì nữa mà phải khẩn trương bắt tay vào làm ngay.

Ngày 24.3, Sở Xây dựng TP.HCM đã tổ chức hội nghị quán triệt và triển khai việc phân quyền, phân công cho UBND quận huyện thực hiện các thủ tục đầu tư, cải tạo chung cư cũ.

Tại hội nghị, đại diện nhiều quận huyện đã nêu ra những vướng mắc trong việc được phân cấp cũng như khó khăn trong quá trình cải tạo chung cư cũ.

Quận còn lúng túng việc phân quyền

Đại diện quận 5 nói rằng chung cư 440 Trần Hưng Đạo đang còn 32 hộ dân, trong đó 30 hộ sở hữu tư nhân và 2 hộ sở hữu nhà nước. Việc bố trí tái định cư cho 32 hộ dân của quận gặp nhiều khó khăn do không còn quỹ nhà tái định cư nữa, trong khiđền bù cũng không khả thi do giá tiền lên đến hàng chục tỉ đồng.

“Đây là cái vướng của quận 5. Sở Xây dựng đã có công văn đề nghị quận sử dụng quỹ nhà tái định cư cho các hộ dân này nhưng quỹ nhà tái định tại quận 5 không đủ. Hiện tại, quận cũng chưa tính được bài toán tiếp theo”, đại diện quận 5 chia sẻ.

Đối với vướng mắc này, ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng nói quận 5 cần phải nương nhờ các dự án khác trên địa bàn. Cụ thể, quận 5 cần làm việc với nhà đầu tư để khi cấp phép xây dựng công trình mới mà chủ đầu tư có nhiều điều kiện thuận lợi thì yêu cầu chủ đầu tư kèm thêm các hộ dân này. Hiện tại, quận 5 có thể nương nhờ vào chủ đầu tư đang xây dựng chung cư Điện Lực TP.HCM để xin bố trí nhà ở tái định cư cho các hộ dân.

Cũng gặp khó khăn khi thực hiện cải tạo chung cư cũ nhưng đối với quận 4 lại làviệc ủy quyền. Tuy nhiên, Giám đốc Sở Xây dựng cho rằng quận 4 là địa phương thuận lợi nhất trong chương trình di dời chung cư cũ, bởi lẽquận 4 đang có hàng loạt dự án nhà ở thương mại đang xây nên việc bố trí nhà tái định cư cho hộ dân trong diện giải tỏa không quá khó như các quận khác.

Theo ông Trần Trọng Tuấn, thay vì nhận tiền đền bù 20% quỹ đất bố trí cho nhà ở xã hội, quận nên làm việc với chủ đầu tư để trích một phần căn hộ của các dự án nhà ở thương mại bố trí nơi ở cho các hộ dân.

Trong khi đó, đại diện quận 10 cho biết ngày 8.3 vừa qua, quận đã ban hành chương trình cụ thể cho 25 lô chung cư cũ. Quận 10 cũng tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư bằng cách cung cấp đầy đủthông tin giúpđẩy nhanh tiến độ.

Để thuận lợi hơn, quận 10 kiến nghị SởXây dựng TP.HCM hỗ trợ thêmnhằm khiến cho việc phân quyền khả thi hơn. Còn việc phân công ủy quyền liên quan đến công tác thẩm định, quận 10 nhờ Sởtập huấn cho quận huyện; đồng thời hướng dẫn và thống nhất các quận huyện với nhau trong công tác phê duyệt cho nhà đầu tư như vấn đề thiết kế cơ sở, cấp giấy phép xây dựng…

“Giai đoạn đầu các quận huyện sẽ lúng túng khiphê duyệt. Tuy nhiên, người dân đã biết trước việc di dời, tháo dỡ nên rất nôn nóng lộ trình, quận cầntập trung đẩy nhanh quá trình cải tạo, thay thế chung cư cũ”, đại diện này khẳng định.

Bắt tay vào làm ngay, không bàn nữa

Sau khi nghe các quận nêuvướng mắc, Giám đốc Sở Xây dựng nói tùy theo tính chất công việc, mức độ triển khai của từng quận, Sở sẽ sắp xếp làm việc trực tiếp cụ thể.

Các quận vướng tới đâu Sở sẽ cùng bàn, giải quyết tới đó. Định kỳ hàng tháng, Giám đốc Sở Xây dựng sẽ chủ trì việc giao ban để nắm thông tin, giải quyếtcác vướng mắc cho quận huyện khi đã được ủy quyền. Các quận tiếp tục triển khai mời gọi đầu tư và tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư tham gia chương trình chỉnh trang.

“Chúng ta đã mất 6 tháng để soạn thảo kế hoạch phân cấp ủy quyền cho quận trong việc chủ động cải tạo thay thế chung cư cũ. Vì vậy, hiện nay không còn bàn bạc gì nữa mà khẩn trương bắt tay vào làm ngay.

Tôi đề nghị các quận khẩn trương triển khai xây dựng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà thành phố phân công, ủy quyền. Kế hoạch chính là căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để thực hiện. Chúng ta phải có một kế hoạch tổng thể. Đây là nội dung quan trọng, cần tập trung để việc thực hiện đạt kết quả cao”, ông Tuấn nói.

Đặc biệt, ông Tuấn đặt chỉ tiêu năm nay TP.HCM phải khởi công 3 dự án, trong đó 1 dự án ở quận Tân Bình phải khởi công trước ngày 30.4.

“Việc sửa chữa, cải tạo các chung cư cũ ngoài thực hiện một trong những chương trình đột phá của thành phố, còn mục đíchđáp ứng, cải thiện nơi ở cho người dân. Chúng ta phải phấn đấu làm sao trước năm 2020 giải tỏa hết chung cư cũ để chỉnh trang đô thị", ông Tuấn nhận định.

Đến 2020 tháo dỡ và xây mới ít nhất 50% trong số 474 chung cư cũ

Báo cáo của Sở Xây dựng TP.HCM cho thấy trên địa bàncó 474 chung cư cũ với tổng số khoảng 50.000 căn hộ được xây từ trước 1975, phân bổ ở 15 quận. Hiện quận 5 là quận có nhiều chung cư cũ nhất với 203 chung cư.

Hầu hết các chung cư này đều xuống cấp, nhiều chung cư ncó guy cơ sụp đổ cao. Các chung cư trên được kiểm định là hư hỏng nặng, nguy hiểm, với tỉlệ chất lượng còn lại nhỏ hơn 55% và xếp loại nguy hiểm cấp D - cấp độ nguy hiểm cao nhất.

Trong năm 2016, TP.HCM đã cho tháo dỡ lô D chung cư Cô Giang (quận 1), triển khai dự án xây dựng chung cư 727 Trần Hưng Đạo (quận 1), chung cư 350 Hoàng Văn Thụ (quận Tân Bình).

Theo kế hoạch mà Sở Xây dựng đề ra, đến năm 2020, TP.HCM sẽ hoàn thành tháo dỡ và đầu tư xây dựng mới ít nhất 50% trong số 474 chung cư cũ kể trên.

Để đẩy nhanh tiến độ, UBND TP.HCM mới đây ban hành quyết định về ủy quyền, phân công cho UBND quận huyện thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến thủ tục đầu tư cải tạo, sửa chữa chung cư cũ, xây dựng chung cư mới thay thế chung cư cũ trước năm 1975 trên địa bàn.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 2: Những giọt nước nghĩa tình
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Bước vào cao điểm mùa khô, vùng ĐBSCL hiện có hơn 50.000 hộ dân bị thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước khan hiếm khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sinh hoạt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cải tạo chung cư cũ tại TP.HCM: Làm ngay, không bàn nữa!