Trong năm 2021, Bộ TT-TT đặt mục tiêu cải thiện các chỉ số, xếp hạng của Việt Nam trong từng lĩnh vực cụ thể.

Cải thiện xếp hạng, thúc đẩy chuyển đổi số, bứt phá với sứ mệnh mới

Thu Anh | 16/01/2021, 13:04

Trong năm 2021, Bộ TT-TT đặt mục tiêu cải thiện các chỉ số, xếp hạng của Việt Nam trong từng lĩnh vực cụ thể.

Thúc đẩy triển khai thương mại 5G

Bộ TT-TT đã có Chỉ thị về định hướng phát triển ngành TT-TT năm 2021. Bộ TT-TT cho rằng trong giai đoạn vừa qua, đã xuất hiện một không gian sống mới trong xã hội loài người – không gian số. Sự dịch chuyển này sẽ làm xuất hiện nhiều thách thức và tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới, là động lực thúc đẩy ngành TT-TT bứt phá, với những sứ mệnh mới.

Trong sự chuyển đổi này, công nghệ số, chuyển đổi số, báo chí, truyền thông có vai trò đặc biệt quan trọng và là sứ mệnh to lớn của ngành TT-TT để hỗ trợ, tạo niềm tin, thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.

Theo đó, Bộ TT-TT đặt nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021 với lĩnh vực Viễn thông phải thúc đẩy triển khai thương mại 5G với các thiết bị Make in Vietnam theo đúng lộ trình. Đảm bảo vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong khu vực ASEAN trong nghiên cứu, sản xuất và triển khai thương mại 5G; ban hành quy hoạch băng tần cho 5G; tổ chức đấu giá và cấp phép băng tần triển khai 5G.

Bên cạnh đó, lĩnh vực Viễn thông cần thúc đẩy chương trình smartphone giá rẻ Make in Vietnam, hướng tới mỗi người dân 1 máy smartphone; 100% các thôn được phủ sóng di động hoặc Intrenet; phát triển Internet tốc độ cao, hạ tầng số an toàn, đáp ứng nhu cầu kết nối và xử lý dữ liệu lớn.

ipv6.jpg
Bộ TT-TT tổ chức triển khai chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021-2025 - Ảnh: BTC

Chiều 15.1, Bộ TT-TT đã tổ chức triển khai chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021-2025 như đúng Chỉ thị. Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, Bộ TT-TT chính thức ban hành Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021-2025 và đặt trọng tâm là chuyển đổi Ipv6 cho cơ quan Nhà nước.

Chương trình IPv6 For Gov giai đoạn 2021-2025 sẽ tập trung theo 3 mảng công tác trọng tâm về Truyền thông và phát triển nguồn nhân lực; Chính sách, tài nguyên và Công nghệ với những mục tiêu được xác định cụ thể, gồm 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ ngành ban hành và thực hiện thành công Kế hoạch chuyển đổi IPv6; 100% Cổng thông tin điện tử, Cổng dịch vụ công của cơ quan nhà nước hoạt động tốt với IPv6, sẵn sàng khả năng hoạt động thuần IPv6…

Đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Trong lĩnh vực Ứng dụng CNTT, Chỉ thị của Bộ TT-TT nêu rõ: “Mục tiêu đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia trên cả 3 trụ cột: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số; trọng tâm là phát triển các nền tảng số để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu, ứng dụng công nghệ mới để cung cấp dịch vụ mới cho người dân”.

Nghiên cứu xây dựng các chính sách về dữ liệu mở, hướng dẫn các cơ quan Nhà nước xây dựng các giải pháp chia sẻ dữ liệu, phát triển nền tảng tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu quốc gia để cùng khai thác, sử dụng, tạo thuận lợi cho thương mại hóa dữ liệu.

chuyen-doi-so.jpg
Ảnh: Internet

Năm 2021, các bộ, ngành và địa phương cần hoàn thành việc ban hành Chương trình chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực và địa phương mình. Tỷ lệ 100% các xã có ít nhất 1 dịch vụ số (y tế, giáo dục, thương mại…) phục vụ trực tiếp người dân…

Nhằm thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT-TT đặt mục tiêu cải thiện xếp hạng Chính phủ điện tử năm 2021 tăng tối thiểu 10 bậc. Trước đó, trong năm 2020, Bộ chỉ số Chính phủ điện tử của Việt Nam xếp hạng thứ 86/194 quốc gia. Để hoàn thành mục tiêu này, Bộ TT-TT giao Cục Tin học hóa chủ trì phối hợp cùng Cục Viễn thông và các đơn vị liên quan (Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH, các bộ ngành địa phương) nhằm hoàn thành mục tiêu đặt ra tại Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2020 là tăng từ 10 – 15 bậc.

Ngoài ra, trong năm 2021, Bộ TT-TT cũng đặt mục tiêu cải thiện các chỉ số Đổi mới sáng tạo theo GII. Cụ thể, nâng cao xếp hạng nhóm chỉ số Hạ tầng CNTT (C1) tăng tối thiểu 7 bậc (năm 2020: xếp hạng 76/131); nâng xếp hạng nhóm chỉ số CNTT và sáng tạo trong mô hình tổ chức (C5) tăng tối thiểu 10 bậc (năm 2020: 63/131); nâng xếp hạng các chỉ số thuộc nhóm Sáng tạo trực tuyến (C6) tăng tối thiểu 5 bậc (năm 2020: 42/131).

Ngoài ra, theo Chỉ thị của Bộ TT-TT, trong năm 2021, Bộ TT-TT cũng đặt mục tiêu phát triển hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam, trở thành quốc gia về an toàn, an ninh mạng. Giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia phục vụ phát triển Chính phủ điện tử. Đẩy mạnh các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam; phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp công nghệ số…

Bài liên quan
Còn nhiều rào cản trong chuyển đổi số đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong bối cảnh của CMCN 4.0, sự thay đổi rất nhanh của công nghệ, các mô hình kinh doanh mới được hình thành và phát triển rất nhanh chóng, sự dịch chuyển từ các mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình kinh doanh mới đang là các thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cải thiện xếp hạng, thúc đẩy chuyển đổi số, bứt phá với sứ mệnh mới