Trong bối cảnh của CMCN 4.0, sự thay đổi rất nhanh của công nghệ, các mô hình kinh doanh mới được hình thành và phát triển rất nhanh chóng, sự dịch chuyển từ các mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình kinh doanh mới đang là các thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Còn nhiều rào cản trong chuyển đổi số đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thu Anh | 17/12/2020, 20:03

Trong bối cảnh của CMCN 4.0, sự thay đổi rất nhanh của công nghệ, các mô hình kinh doanh mới được hình thành và phát triển rất nhanh chóng, sự dịch chuyển từ các mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình kinh doanh mới đang là các thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Tại Việt Nam, hiện có tới 72% doanh nghiệp nhỏ và vừa đang tìm cách chuyển đổi số để đưa các sản phẩm và dịch vụ mới ra thị trường. Trong bối cảnh của CMCN 4.0, sự thay đổi rất nhanh của công nghệ, các mô hình kinh doanh mới được hình thành và phát triển rất nhanh chóng, sự dịch chuyển từ các mô hình kinh doanh truyền thống sang các mô hình kinh doanh mới đang là các thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Theo khảo sát của VCCI và JETRO thực hiện với 400 doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2020, 4 rào cản chính trong chuyển đổi số đối với doanh nghiệp, gồm thiếu thông tin về công nghệ số, thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số, sợ rò rỉ dữ liệu cá nhân/doanh nghiệp, thiếu cơ sở hạ tầng công nghệ số và chi phí ứng dụng công nghệ số cao.

so-hoa-15737439885731475574058.jpg
Ảnh: Internet

Tại hội thảo chuyên đề trong Ngày chuyển đổi số Việt Nam (DX Day 2020), đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã giới thiệu “Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025” thuộc “Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của Doanh nghiệp nhỏ và vừa” của USAID LinkSMEs.

Dự án USAID LinkSMEs đặt ra 4 mục tiêu. Cụ thể, đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ kỹ thuật về chuyển đổi số; tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là mô hình chuyển đổi số điển hình thành công để lan tỏa và nhân rộng; thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển các nền tảng số.

Trong giai đoạn đầu, Chương trình sẽ tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực như cơ khí, điện tử, chế biến chế tạo, nông nghiệp, chế biến thực phẩm…

Chuyển đổi số trong lĩnh vực logistic còn nhiều khó khăn

Logistics là 1 trong 8 lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số. Theo ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), giãn cách xã hội khiến con người phải ở trong nhà, nhưng hàng hóa thì ngược lại, được vận chuyển đi khắp nơi nhờ các dịch vụ logistics trên toàn cầu. COVID-19 cũng là cú hích để mọi lĩnh vực của đời sống được số hóa, thúc đẩy chuyển đổi số…

Theo các chuyên gia, tương lai của logistics thông minh không nằm ở những cải tiến đơn lẻ mà đòi hỏi những chiến lược và kế hoạch tổng thể, với sự tham gia của công nghệ và điện toán đám mây. Sự chuyển đổi này giúp doanh nghiệp và dịch vụ logistics hướng tới phục vụ khách hàng tốt hơn, kiểm soát luồng thông tin và tối ưu tự động hóa theo module, theo thứ tự của khách hàng.

Đề cập đến chủ đề chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics, ông Nguyễn Tương - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) cho biết hầu hết các vấn đề “ngáng trở” chuyển động của ngành logistics là những căn bệnh cũ, như hiệu quả hoạt động còn nhiều hạn chế, thiếu tính kết nối trong hệ thống; ứng dụng công nghệ cao trong các dịch vụ cung cấp chưa đáp ứng yêu cầu. Khoảng 40% là giải pháp cơ bản và chưa có nhiều doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm có tính tích hợp cao…

Theo ông Nguyễn Tương, hiện thị trường có khoảng 4.000 đơn vị cung cấp dịch vụ logistics quốc tế và nội địa (LSP), trong đó hơn 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Cùng với đặc thù riêng của thị trường Việt Nam, việc chuyển đổi số trong lĩnh vực này đang gặp khá nhiều khó khăn, thách thức.

Để khắc phục những rào cản này, đại diện VLA cho rằng cần có sự hợp tác giữa doanh nghiệp chủ hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics; đồng thời cần có sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc cải cách thủ tục hành chính liên quan, hỗ trợ nguồn vốn trong điều kiện có thể, nhất là với các doanh nghiệp đi đầu trong chuyển đổi số.

Bài liên quan
Hiện thực hóa khát vọng Chuyển đổi số của Việt Nam
Ngày 16.12 tại Hà Nội, Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức Hội thảo và triển lãm Ngày Internet Việt Nam 2020 (Internet Day 2020) với chủ đề “Hiện thực hóa khát vọng Chuyển đổi số của Việt Nam”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Còn nhiều rào cản trong chuyển đổi số đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ