Cảm xúc tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm suy yếu các tế bào ở cấp độ ADN và làm nặng thêm các bệnh mãn tính.
Dưới đây là những tác hại do cảm xúc tiêu cực gây ra cho sức khỏe:
Ảnh hưởng đến dạ dày
Mỗi khi căng thẳng, lo lắng kéo dài thì bạn có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày. Do lúc này, dạ dày bị kích thích tăng tiết dịch vị, làm giảm lưu lượng máu đến ruột. Thường xuyên lo âu cũng làm ảnh hưởng đến sự co thắt ở ruột và gây ra các cơn đau. Để tránh tình trạng trên, bạn nên chú ý điều chỉnh cảm xúc, tránh suy nghĩ tiêu cực hay căng thẳng.
Gâyhại tim
Một nghiên cứu năm 2000 được công bố trên Circulation Proneness cho thấy, đàn ông và phụ nữ hay tức giận dễ mắc các bệnh tim mạch và tử vong vì các bệnh đó hơn người bình thường.
Hơn nữa, tức giận còn làm chậm liền vết thương lên tới 40% do nồng độ cao cortisol, theo nghiên cứu được công bố năm 2008 tên là “Bộ não, Hành vi và miễn dịch”.
Ảnh hưởng trực tiếpphổi
Trong số nhữngcảm xúc mà chúng ta phải trải qua trong cuộc sống, có lẽ nỗi buồn là cảm xúc kéo dài lâu nhất. Buồn bã làm suy yếu phổi giảm oxy máu gây mệt mỏi và khó thở.
Buồn rầu làm rối loạn dòng máu đến phổi và phế quản dẫn tới mất sự nhịp nhàng trong trao đổi khí. Đó là mộtphần nguyên nhân dẫn tới bệnh hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và nhiều bệnh khác. Giảm oxy máu còn gây ra các bệnh về da, táo bón, sút cân, và làm nặng thêm bệnh trầm cảm.
Mất ngủ
Duy trì những cảm xúc tiêu cực sẽ gây tác động xấu lên hệ thần kinh. Căng thẳng cũng khiến bạn dễ gặp phải tình trạng mất ngủ. Thường xuyên lo lắng, căng thẳng có thể gây mất ngủ kéo dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thay vì cứ suy nghĩ tiêu cực, bạn nên tạo thói quen thư giãn cơ thể bằng các bài tập yoga nhẹ nhàng. Nghe nhạc hay xem phim cũng giúp tâm trạng thoải mái hơn và hạn chế các cảm xúc trên.
Quỳnh An (t/h)