Tình trạng ùn tắc cả trên trời, nhà ga và cả phía ngoài đường ở khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (HKQT TSN) đang là câu chuyện gây nhiều phiền toái và bức xúc cho hành khách.

Cần phát triển sân bay Cần Thơ để giảm tải cho Tân Sơn Nhất

H.V | 16/08/2022, 09:55

Tình trạng ùn tắc cả trên trời, nhà ga và cả phía ngoài đường ở khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (HKQT TSN) đang là câu chuyện gây nhiều phiền toái và bức xúc cho hành khách.

4.jpg
La liệt chịu cảnh delay tại Tân Sơn Nhất

Sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải vì các đường bay nội địa và quốc tế đổ dồn về, đặc biệt sau dịch COVID được kiểm soát thì lưu lượng người di chuyển qua Cảng hàng không tấp nập hơn.

3.jpg
Nhiều ngày qua, tình trạng taxi hoạt động bát nháo, chèo kéo khách diễn ra liên tục tại Tân Sơn Nhất

Theo số liệu của Cảng vụ Hàng không miền Nam cho thấy tổng chuyến bay qua CHKQT TSN dao động trong ngày khoảng 733 lượt chuyến, trong đó có 365 chuyến bay đi và 368 chuyến bay đến, với hơn 59.900 lượt ở chiều đi và khoảng 55.000 lượt khách đến TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Dù khách quốc tế chưa hồi phục mạnh và số lượng chuyến bay quốc tế đi/đến chưa nhiều như kỳ vọng nhưng nhu cầu đi lại trong nước tăng mạnh. Một tín hiệu khởi sắc rất đáng mừng cho không vận Việt Nam.

2.jpg

Tân Sơn Nhất nhộn nhịp đến quá tải bao nhiêu thì cùng thời điểm này, sân bay quốc tế Cần Thơ lại vắng vẻ như vốn dĩ bao lâu nay bấy nhiêu.

Một phần tại đây vẫn còn nghèo về các đường bay nội địa, dịch vụ còn khá thô sơ, tuyến bay quốc tế vẫn còn là ẩn số chưa được giải mã. Mặt khác cũng còn nhiều lý do không tên mà chỉ có người trong cuộc mới tường tận!

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm kinh tế, đóng góp khoảng 90% sản lượng gạo, 65% sản lượng thủy sản và 70% sản lượng trái cây xuất khẩu cả nước. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của ĐBSCL từ 17 - 18 triệu tấn/năm. Nơi đây có dân số 17.367.169 người, đứng vị trí thứ 3 trong 6 vùng kinh tế – xã hội của quốc gia (cập nhật vào tháng 9.2021).

Song, thế mạnh đó vẫn chưa được phát huy bởi những bất cập gây cản trở phát triển, đó là: hạ tầng giao thông thủy - bộ; y tế giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực rất khập khiễng; sự liên kết vùng lỏng lẻo mang tính hình thức. Thực trạng, bối cảnh đó hiện hữu rất rõ trên vùng đất chín Rồng. Có lẽ đây là nguyên cớ khiến sân bay quốc tế Cần Thơ chưa khởi sắc.

1.jpg
Vẻ đẹp u buồn của Sân bay Quốc tế ở Tây  Đô

Trở lại với câu chuyện kinh tế vùng ĐBSCL dẫu chưa phát triển đúng mức nhưng nhu cầu đi du lịch, công tác, học tập hay thăm thân ở nước ngoài của 17 triệu dân.

Sân bay quốc tế Cần Thơ phải khởi động thêm tuyến là giải pháp tốt nhất hiện nay. Giờ là lúc các bộ ngành cần bắt tay vào tháo gỡ nhanh những vướng mắc đó không thể chậm trễ hơn nữa. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần phát triển sân bay Cần Thơ để giảm tải cho Tân Sơn Nhất