Theo ông Nguyễn Phước Hưng - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng Nhà nước cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hệ sinh thái khởi nghiệp, do vậy cần thành lập ban chỉ đạo, hỗ trợ khởi nghiệp; cần sớm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp khả thi.

Cần sớm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm dành cho khởi nghiệp

Phan Diệu | 16/12/2016, 05:29

Theo ông Nguyễn Phước Hưng - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM cho rằng Nhà nước cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hệ sinh thái khởi nghiệp, do vậy cần thành lập ban chỉ đạo, hỗ trợ khởi nghiệp; cần sớm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp khả thi.

Ngày 15.12, Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP.HCM và Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM tổ chức hội thảo “Doanh nghiệp khởi nghiệp - Hướng phát triển”.

Báo cáo tại hội thảo, Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM cho rằng thời gian qua các mô hình khởi nghiệp, các hoạt động hỗ trợ diễn ra ngày càng phong phú, thu hút nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là thanh niên sinh viên. Các trung tâm ươm tạo của TP hỗ trợ và phát triển nhiều công ty khởi nghiệp đi vào hoạt động và thương mại hóa các sản phẩm.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến nhận định phần lớn doanh nghiệp khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư cho công nghệ; các loại hình quỹ ươm tạo doanh nghiệp chưa nhiều và chỉ gói gọn trong đối tượng thanh niên dưới 35 tuổi nên việc tiếp cận các nguồn vốn này thường khó khăn.

Không những vậy, các công ty khởi nghiệp chưa có kinh nghiệm quản lý, điều hành công ty, thiếu kiến thức về thuế, Luật Doanh nghiệp cũng như thiếu thông tin thị trường, định hướng phát triển sản phẩm. Trong khi đó, cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu của một trung tâm khởi nghiệp; chưa có hành lang pháp lý và cơ chế chính sách đặc thù cho các hoạt động cho vay khởi nghiệp, đầu tư khởi nghiệp…

Chưa kể, chất lượng môi trường khởi nghiệp tại Việt Nam không cao. Đơn cử, báo cáo về "Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam 2015 - 2016" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện cho thấy chỉ số sáng tạo, đổi mới trong năm 2015 chỉ đạt 11,4%, xếp hạng thứ 50 trong 60 quốc gia thực hiện.

Trước những khó khăn trên, ông Nguyễn Phước Hưng - Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP nói rằng TP cần có hệ sinh thái khởi nghiệp vì đây là nơi có nhiều cơ quan chức năng hỗ trợ doanh nghiệp về vốn, pháp lý... Nhà nước cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ trong hệ sinh thái khởi nghiệp do vậy cần thành lập ban chỉ đạo, hỗ trợ khởi nghiệp; cần sớm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp khả thi...

Ông Nguyễn Mạnh Tuệ - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM) nói rằng, cải cách thủ tục hành chính hiện nay tuy quy trình là “một cửa” nhưng chưa hiệu quả vì thủ tục các văn bản vẫn phải qua các khâu nên không kéo giảm thời gian theo quy định. Vì vậy, cần giảm các văn bản chồng chéo, không thật sự cần thiết để hỗ trợ các doanh nghiệp về xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp, cần tuyên truyền về khởi nghiệp, huấn luyện kỹ năng kinh doanh để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh…

Về nguồn vốn, ông Nguyễn Hoàng Minh, - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nói doanh nghiệp khởi nghiệp có 4 khó khăn lớn trong tiếp cận vốn ngân hàng. Đó là ngân hàng rất khó thẩm định tính hiệu quả của phương án kinh doanh khởi nghiệp; doanh nghiệp không có tài sản đảm bảo nợ vay; thiếu minh bạch về báo cáo tài chính, tài sản, thuế; chưa có bộ máy điều hành quản trị doanh nghiệp, dó đó có hạn chế trong hồ sơ pháp lý để ngân hàng cấp tín dụng.

Do đó, cần hỗ trợ cơ chế, quy định pháp luật để thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm, các ngân hàng có thể góp vốn đầu tư vào các quỹ này, thông qua đó đưa nguồn vốn vay đến các doanh nghiệp có nhu cầu, đồng thời chấp nhận các rủi ro cao hơn so với hệ thống ngân hàng.

Ông Minh cũng đề nghị TP thành lập các trung tâm chuyên ngành để thẩm định, đánh giá các dự án, các ý tưởng sáng tạo. Song song đó cần có cơ chế hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp và tổ chức các gói tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, các ngành nghề mũi nhọn.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần sớm thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm dành cho khởi nghiệp