Theo GS Ju-Ho Lee - Cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Giáo dục Hàn Quốc - ở Việt Nam cũng như Hàn Quốc, Chính phủ cần phải tập trung thúc đẩy hệ sinh thái học tập, và thay vì can thiệp vào các ngành nghề thì chúng ta cần tạo ra một hệ thống khiến những chủ thể (doanh nhân, nhà khoa học…) hợp tác, cạnh tranh với nhau trong hệ sinh thái đó và đây là điều quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cần tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Thu Anh | 21/06/2017, 20:33

Theo GS Ju-Ho Lee - Cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Giáo dục Hàn Quốc - ở Việt Nam cũng như Hàn Quốc, Chính phủ cần phải tập trung thúc đẩy hệ sinh thái học tập, và thay vì can thiệp vào các ngành nghề thì chúng ta cần tạo ra một hệ thống khiến những chủ thể (doanh nhân, nhà khoa học…) hợp tác, cạnh tranh với nhau trong hệ sinh thái đó và đây là điều quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Nhân chuyến làm việc tại Việt Nam, PV báo điện tửMột Thế Giới đã có cuộc trao đổi cùng GS.TSJu-Ho Lee - người khởi xướng công cuộc đổi mới hệ thống giáo dục Hàn quốc, hiện GS đang là Ủy viênỦy ban Quốc tế Tài chính cho Giáo dục của Liên HợpQuốc.

-Thưa GS, ông đánh giá như thế nào về hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam và trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam có thể học hỏi được những gì từ Hàn Quốc?

GS Ju-Ho Lee: Hàn Quốc chưa thực sự sẵn sàng cho nền công nghiệp 4.0 bởi chúng tôi đã thành công trong cuộc cách mạng lần thứ 3 nên Hàn Quốccó phần hơi tự mãn. Tuy nhiên, cuộc cách mạng lần thứ 4 đòi hỏi phải có những thay đổi rất nhiều trong chiều hướng học tập buộc Chính phủ phải tập trung vào nuôi dưỡng hệ sinh thái trong giáo dục và thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thay vì can thiệp vào tất cả mọi lĩnh vực, mọi khía cạnh. Và đây cũng là vấn đề mà phía Việt Nam đang phải đối mặt.

Tuy nhiên, phía Hàn Quốc cũng chưa có được sự chuyển biến để sẵn sàng cho điều đó mà vẫn còn có sự kiểm soát và can thiệp vào thị trường.

Nếu trong một môi trường như vậy, các doanh nhân, những người khởi nghiệp sẽ không thể có những nỗ lực để thử nghiệm những việc khác nhau bởi trong số 100 ý tưởng mới thì chỉ có được 1 ý tưởng đi đến thành công, nhưng nếu chúng ta có thể thúc đẩy nhiều người thử nghiệm, đồng nghĩa với số người thành công sẽ tăng lên đáng kể, giúp cho đất nước của chúng ta trở thành đất nước đi đầu trong cuộc cách mạng 4.0.

-Hiện nay, Việt Nam đang chú trọng vào giáo dục STEM-cụm từviết tắt của science (khoa học), technology (công nghệ), engineering(kỹ thuật) và math (toán học)-theo GS, giáo dụcSTEM đối với Việt Nam và Hàn Quốc có phải là con đường duy nhất và ngắn nhất để chúng ta rút ngắn khoảng ngtriong cuộc cách mạng 4.0 hay không?

STEM là sự kết hợp của KHCN và Toán học, đến nay, Hàn Quốc đã làm tương đối tốt trong việc giáo dục theo mô hình STEM, tôi nghĩ Việt Nam đang đi theo con đường đó và STEM cũng không phải là vấn đề quá khó khăn cho cả 2 đất nước.

Dù ở Mỹ rất chú trọng vào giáo dục STEM bởi đó là điểm yếu chính của họ, nhưng điểm yếu của chúng ta lại khác bởi chúng ta đang yếu ở việc thúc đẩy tư duy sáng tạo, trong khi tư duy phản biện của học sinh trong khi Mỹ và các nước tiên tiến khác đang làm tương đối tốt.

Tôi nghĩ rằng cả Hàn Quốc và Việt Nam đều chưa thực sự sẵn sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, và nếu chúng ta không thay đổi, rất có thể chúng ta sẽ trở thành những người thua cuộc trong cách mạng 4.0.

-Vậy GS có lời khuyên nào dành cho sinh viên, các nhà giáo dục và các nhà khoa học Việt Nam trước cuộc cách mạng 4.0?

Việt Nam và Hàn Quốc đều có xuất phát điểm tốt khi cả 2 nước đều rất quan tâm và coi trọng giáo dục, nên Việt Nam cũng như Hàn Quốc sẽ có những thay đổi rõ nét và có được một cuộc cách mạng về học tập. Tôi cho rằng cả 2 nước nên cùng khuyến khích nhau, bắt tay nhau cùng thay đổi phương pháp giảng dạy và học tập.

Ngoài ra, học sinh, sinh viên sống trong thế kỷ 21 cần phải tự trau dồi cho mình những kỹ năng cần thiết như sáng tạo, tư duy phản biện, khả năng hợp tác, kỹnăng giao tiếp...

Xin cảm ơn GS.

Thu Anh (thực hiện)
Bài liên quan
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục bị tuyên án 12 năm tù
HĐXX cấp sơ thẩm quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Thái (cựu Chủ tịch NXB Giáo dục) 12 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
6 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần tập trung thúc đẩy đổi mới sáng tạo