Những ngày qua, nhiều người dân thắc mắc, khi từ cầu Cái Răng nhìn xuống, thấy 1 sà lan chở đầy cát. Nhân công trên sà lan dồn cát vào bao rồi ném xuống sông. Nhiều người cho rằng, bao chỉ ném xuống sông vài hôm đã mục, cát tuồn ra, rất lãng phí.

Cần Thơ: ‘Bật mí’ chuyện dùng bao chỉ chứa cát ném xuống lòng sông

02/04/2020, 10:51

Những ngày qua, nhiều người dân thắc mắc, khi từ cầu Cái Răng nhìn xuống, thấy 1 sà lan chở đầy cát. Nhân công trên sà lan dồn cát vào bao rồi ném xuống sông. Nhiều người cho rằng, bao chỉ ném xuống sông vài hôm đã mục, cát tuồn ra, rất lãng phí.

Nơi đang tiến hành ném bao cát xử lý hố xoáy - Ảnh: Văn Giúp

Đây là khu vực sạt lở thuộc sông Cần Thơ, nằm trên địa bàn P.An Bình, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ, gần chợ nổi Cái Răng. Mới hôm 7.3, cách đó vài trăm mét, sạt lở đã bất ngờ xảy ra ngay trong buổi sáng, khiến một phần của 5 căn nhà trôi tuột xuống lòng sông…

Tại nơi đang thi công chống xoáy lở (phía sau chợ An Bình), thậm chí, có lúc, các nhân công này sau khi dồn cát vào bao, buộc lại khá ẩu. Nên khi ném bao cát chưa chạm mặt nước, thì bao cát đã sút ra, cát rơi vương vãi xuống sông.

Với những bao cát nguyên được ném xuống cách bờ khoảng 15 mét, được cho là để lấp đầy các hố sâu và xoáy nằm dưới lòng sông, theo nhiều người, là rất lãng phí. Bởi những bao chỉ như thế, ném xuống nước, chỉ chưa đầy 1 tháng đã mục nát, cát tuồn ra trôi theo dòng chảy. Giải pháp thiết thực hơn là dùng đá cỡ lớn, đổ xuống. Đá nặng nên không trôi đi, và có độ bền.

Công nhân đang ném các bao cát xuống lòng sông - Ảnh: Văn Giúp

Tuy nhiên, theo kỹ sư thủy lợi Trần Ngọc Sang (Cần Thơ): “Điều ít ai nghĩ đến, là bao chỉ như vậy, nếu không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì rất lâu mục. Nếu buộc kỹ, ném xuống lòng sông, không tiếp xúc ánh nắng, độ bền có thể lên đến vài năm. Còn nếu để trên bờ, tiếp xúc nắng mưa, các bao cát này chỉ chừng 20 ngày đã bị mục”.

Cũng theo kỹ sư Sang, việc dùng bao chứa cát ném xuống để lấp đầy các hố sâu, xoáy dưới lòng sông cũng khá hiệu quả, nhưng điều cần là phải làm kỹ, buộc chắc để không bị tuột đầu bao. Do lâu bị mục, nên các bao này sẽ giúp lấp đầy hố xoáy. “Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Để bền hơn, vẫn là dùng đá loại lớn, nhưng tốn kém hơn nhiều”.

Và theo kỹ sư Sang, cần nói rõ, đây là giải pháp để lấp đầy các hố sâu và xoáy dưới lòng sông, chứ không phải dùng đắp bờ kè, ngay sát bờ sạt lở như nhiều người lầm tưởng. Nếu xây kè chống sạt lở ven sông thì có những giải pháp khác!

Nguyễn Hồ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn – Bài 4: Giải pháp bền vững
1 giờ trước Bảo vệ môi trường
Để ứng phó với tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt trong mùa khô, nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL đã đưa ra nhiều giải pháp. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các địa phương cần nguồn vốn đầu tư lớn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần Thơ: ‘Bật mí’ chuyện dùng bao chỉ chứa cát ném xuống lòng sông