Theo cơ quan công tố, trong vụ án này, VCB Tây Đô bị thiệt hại hơn 278 tỉ đồng.

Cần Thơ: Nguyên Giám đốc chi nhánh ngân hàng lĩnh án 16 năm tù

Nhã Thanh | 01/07/2022, 15:57

Theo cơ quan công tố, trong vụ án này, VCB Tây Đô bị thiệt hại hơn 278 tỉ đồng.

Ngày 1.7, sau thời gian xét xử và nghị án, HĐXX TAND TP.Cần Thơ đã tiến hành tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại ngân hàng Vietcombank Tây Đô.

Các bị cáo trong vụ án phải ra hầu toà, gồm Nguyễn Minh Chuyển (nguyên Giám đốc Vietcombank – VCB Tây Đô); Trần Anh Huy (nguyên Trưởng phòng khách hàng); Nguyễn Hữu Nghĩa, Phạm Văn Trí, Đỗ Bảo Phương Quế (nguyên cán bộ VCB Tây Đô). Ngoài ra, còn có các bị cáo thuộc nhóm khách hàng doanh nghiệp.

Qua đánh giá những tài liệu có trong hồ sơ vụ án cùng diễn biến tại phiên tòa, HĐXX quyết định xử phạt bị cáo Nguyễn Minh Chuyển 16 năm tù. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 1 năm tù treo đến 10 năm tù.

vcb-tay-do.png
Vụ án được đưa ra xét xử công khai

Theo nhận định của HĐXX, hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, không chỉ trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực cho vay trong hoạt động tín dụng mà còn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh ở địa phương và các khu vực.

Cụ thể, trong thời gian từ năm 2011 - tháng 12.2014, 6 nhóm khách hàng kinh doanh thua lỗ, không có tiền trả gốc và lãi đến hạn đối với VCB Tây Đô, nên đề nghị ông Nguyễn Minh Chuyển cho khoanh nợ, giãn nợ, bán tài sản để trả nợ.

Do sợ phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến việc xếp hạng tín dụng của VCB Tây Đô và ảnh hưởng đến uy tín cá nhân nên bị cáo Chuyển đề nghị Nguyễn Hùng Cường (em ruột của Chuyển), chủ nhóm khách hàng Nam Sông Hậu đồng ý, tiếp nhận công ty Vĩnh Nguyên, cũng như gánh khoản nợ hơn 146 tỉ đồng.

Cùng với đó, hỗ trợ đầu tư hơn 43 tỉ đồng vào công ty Trường Nguyên do Lê Tùng Huy làm chủ. Ngoài ra, bị cáo Chuyển còn đề nghị các bị cáo khác lập mới các công ty hoặc sử dụng pháp nhân chưa có quan hệ tín dụng tại VCB Tây Đô để cho vay; vay tiền được sử dụng cho trả nợ cho hợp đồng cũ (thực sự là đảo nợ) và một phần cho doanh nghiệp sử dụng duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để thực hiện giải ngân không bị các nhóm chiếm dụng, bị cáo Chuyển yêu cầu các doanh nghiệp phải mở tài khoản tại VCB Tây Đô và chỉ đạo cấp dưới phải kiểm tra dòng tiền. Bị cáo Chuyển yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng số tiền giải ngân để thanh toán nợ gốc và lãi đến hạn ngay trong ngày.

Theo đó, bị cáo Chuyển đã chỉ đạo các thành viên hội đồng tín dụng cơ sở và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ “hỗ trợ” các nhóm khách hàng doanh nghiệp nói trên được vay vốn tại VCB Tây Đô, không tuân theo các thủ tục quy định về việc cho vay của Ngân hàng Nhà nước, nhằm mục đích đảo nợ xấu...

Theo nhận định của HĐXX, các bị cáo đều có đủ năng lực để nhận thức hành vi của mình là vi phạm pháp luật những vấn bất chấp hậu quả để thực hiện trong thời gian dài. Vì vậy, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật cần phải áp dụng mức hình phạt nghiêm đối với các bị cáo nhằm đảm bảo tác dụng răn đe và phòng ngừa chung cho xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, khi quyết định hình phạt, HĐXX cũng xem xét, đánh giá vai trò, mức độ thực hiện hành vi phạm tội đối với từng bị cáo. Trong đó, HĐXX xét thấy bị cáo Nguyễn Minh Chuyển với cương vị là Giám đốc VCB Tây Đô đã đề ra chủ trương sắp xếp cho các nhóm khách hàng thân quen lập pháp nhân mới, chỉ đạo nhân viên cấp dưới bỏ qua các quy định về trách nhiệm kiểm tra trước và sau khi phát vay với số tiền rất lớn, dẫn đến hậu quả phát vay không đảm bảo, gây thiệt hại lớn cho VCB Tây Đô.

“Trong vụ án này, bị cáo Chuyển giữ vai trò mẫu chốt, chính từ những chỉ đạo sai phạm của bị cáo mà dẫn tới hậu quả thiệt hại nên bị cáo phải chịu trách nhiệm cao nhất”, HĐXX nêu rõ.

Bài liên quan
Cựu Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình bị phạt thêm 10 năm tù
Trong vụ án được xét xử tại TAND TP.Hà Nội, bị cáo Trần Phương Bình bị tuyên phạt mức án 10 năm tù.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần Thơ: Nguyên Giám đốc chi nhánh ngân hàng lĩnh án 16 năm tù