Việc thiếu các hiệu phó, hiệu trưởng tại nhiều trường THPT ở Cần Thơ đang được dư luận đặt vấn đề. Họ gọi đó là khủng hoảng quy hoạch cán bộ trong ngành giáo dục của TP.Cần Thơ.

Cần Thơ: Nhiều trường THPT đang thiếu lãnh đạo

Nguyên Việt | 23/11/2019, 17:53

Việc thiếu các hiệu phó, hiệu trưởng tại nhiều trường THPT ở Cần Thơ đang được dư luận đặt vấn đề. Họ gọi đó là khủng hoảng quy hoạch cán bộ trong ngành giáo dục của TP.Cần Thơ.

Theo nguồn tin mà phóng viên có được, trên địa bàn các quận huyện của TP.Cần Thơ hiện có đến 10 trường THPT thiếu hiệu trưởng, hiệu phó trong tổng số 27 trường THPT. Trong đó, 8 trường thiếu hiệu phó, 2 trường thiếu hiệu trưởng.

Cụ thể, Trường Phan Ngọc Hiển (Q.Ninh Kiều), Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy (Q.Bình Thủy), Trần Đại Nghĩa vàNguyễn Việt Dũng (Q.Cái Răng), Thới Long (Q.Ô Môn), Phan Văn Trị (H.Phong Điền), Trung An II (H.Cờ Đỏ) đều đang thiếu 1 hiệu phó.Trong đó, nhiều trường đang thiếu hiệu phó suốt nhiều năm liền.

Trường Lưu Hữu Phước (Q.Ô Môn), chuyên Lý Tự Trọng (Q.Cái Răng) đang thiếu hiệu trưởng.

Theo quy định, ở từng giai đoạn 5 năm, Sở đều có văn bản yêu cầu các trường thực hiện công tác quy hoạch và hằng năm lại có văn bản rà soát, bổ sung quy hoạch. Số lượng lượng công chức, viên chức được quy hoạch ở các trường theo văn bản hướng dẫn tối đa quy hoạch 4 công chức, viên chức cho 1 chức danh.

Bà Trần Hồng Thắm được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở GD-ĐT từ tháng 10.2015. Sau khi đảm nhiệm, bà Thắm phải thực hiện công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch và bổ nhiệm nhân sự cốt cán. Dư luận đặt vấn đề, hiện trạng này phản ánh công tác quản lýkém cỏi hay còn lý do khác?

Trường THPT chuyên Lý Tự Trọnglà trường trọng điểm của thành phố, thực hiện nhiệm vụ giáo dục mũi nhọn, đào tạo học sinh giỏi các cấp cho TP.Cần Thơ. Thế nhưng, từ tháng 10.2019, Giám đốc Sở điều chuyển cô Cao Thị Ngọc Hà sang làm Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Việt Hồng. Hiện tại Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng không có hiệu trưởng.

Hiện nay, trường đang trong giai đoạn nước rút công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi dự thi cấp quốc gia vào tháng 12 tới. Việc thiếu hiệu trưởng sẽ dẫn đến rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các chiến lượcđể đảm bảo chất lượng giáo dục mũi nhọn, nhất là đảm bảo thành tích học sinh giỏi quốc gia, nghiên cứu khoa học kỹthuật - điều mà trong suốt 5 năm qua, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng đã thực hiện rất tốt và đạt được nhiều thành tích đột phá.

Theo tìm hiểu của PV, trước thời điểm triển khai quyết định thuyên chuyển bà Hà về Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, ông Huỳnh Bửu Tính - Phó hiệu trưởng phụ trách trường chuyên hiện nay đã kýbiên bản không đồng ý nhận nhiệm vụ thay bà Cao Thị Ngọc Hà.

Vai trò của đội ngũ quản lýtrường chuyên là cực kỳquan trọng, thế nhưng, trong buổi triển khai quyết định điều chuyển cô Cao Thị Ngọc Hà về Trường THPT Nguyễn Việt Hồng, bà Trần Hồng Thắm đã phát biểu (vào ngày 17.9.2019): “Quy định Hiệu trưởng Trường THPT chuyên và Trường THPT là như nhau, chỉ có chế độ chính sách là khác”.

Điều này là hoàn toàn không đúng, do bà Thắm không rành quy định. Vì theo điều 15 của Thông tư số 20/VBHN-BGDĐT ngày 30.5.2014 của Bộ GD-ĐT quy định về tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường chuyên, ngoài các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều lệ trường trung học, hiệu trưởng trường chuyên phải có bằng thạc sĩ trở lên.

Từ tháng 10.2019, bà Hà chính thức nhận nhiệm vụ ở Trường THPT Nguyễn Việt Hồng. Trước thời điểm này, trường có đến 4 phó hiệu trưởng. Điều bất thường, Phó hiệu trưởng là ông Đào Văn Lê đã hết thời hạn bổ nhiệm lại từ ngày 10.7.2018, nhưng đến ngày 26.9.2019 Sở mới ra quyết định miễn nhiệm ông Đào Văn Lê.

Lãnh đạo Sở cũng quy hoạch cán bộ không đủ chuẩn. Như trường hợp của ông Nguyễn Hữu Nghĩa trước đó không có tên trong danh sách quy hoạch chức danh Phó trưởng phòng Trung học. Nhưng khoảng tháng 7.2018, ông Nghĩa vừa được đưa vào danh sách quy hoạch bổ sung và ngay lập tức được bổ nhiệm chức danh Phó trưởng phòng Trung học vào tháng9.2018.

Lẽ ralãnh đạo Sở phải làm quy trình rà soát để loại và bổ sung người thay thế cho phù hợp. Chỉ trong thời gian 2 tháng, ông Nghĩa vừa được quy hoạch bổ sung vừa được bổ nhiệm chức danh mà chưa trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

Trước đó, báo điện tử Một Thế Giới cũng đã phản ánh về việc bổ nhiệm lại chức danh Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ đối với ông Nguyễn Mạnh Hùng. Việc này được nhiều cán bộ trong Sở cho rằng không đúng quy trình. Cụ thể, ông Nguyễn Mạnh Hùng được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng từ ngày 3.3.2014 với nhiệm kỳ là 5 năm. Như vậy, đến tháng 3.2019, ông Hùng đã hết thời hạn bổ nhiệm và cần được bổ nhiệm lại.

Sau lần bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ tiếp tục yêu cầu các đảng ủy viên (gồm 9 người, có một người vắng mặt) tiếp tục bỏ phiếu tín nhiệm cho ông Nguyễn Mạnh Hùng. Kết quả kiểm phiếu không được công bố, tuy nhiên theo nguồn tin của những người có mặt trong buổi lấy phiếu, ở lần lấy phiếu thứ nhất có tỷlệ quá bán, ở lần thứ 2 chỉ có 3/8 phiếu đồng ý.

Dù vậy, 2 tháng sau, trong cuộc họp đảng ủy cơ quan, bà Trần Hồng Thắm vẫn chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện việc bổ nhiệm lại đối với ông Hùng. Bà Thắm cho rằnglần bỏ phiếu tín nhiệm đảng ủy (lần 2) chỉ mang tính chất tham khảo và cũng không công bố kết quả bỏ phiếu.

Sau phản ánh của báo điện tử Một Thế Giới, Sở Nội vụ TP.Cần Thơ đã có công văn trình UBND TP về việc tổ chức thành lập Đoàn kiểm tra về công tác cán bộ và quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT. Ngày 11.11 vừa qua, bà Võ Thị Hồng Ánh, Phó chủ tịch UBND TP.Cần Thơ cũng đã ký công văn thống nhất giao cho Sở Nội vụ TP.Cần Thơ thành lập đoàn kiểm tra đối với Sở GD-ĐT như công văn Sở Nội vụ đề xuất.

Thanh Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
14 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần Thơ: Nhiều trường THPT đang thiếu lãnh đạo