Theo New Scientist, các chuyên gia của Trường y thuộc Đại học Maryland, Mỹ, đã có thể đưa bệnh nhân vào trạng thái tiềm sinh (anabiosis) và sau đó lại đưa anh ra ta khỏi tình trạng này.

Lần đầu tiên đưa được con người vào trạng thái tiềm sinh

Vũ Trung Hương | 22/11/2019, 21:23

Theo New Scientist, các chuyên gia của Trường y thuộc Đại học Maryland, Mỹ, đã có thể đưa bệnh nhân vào trạng thái tiềm sinh (anabiosis) và sau đó lại đưa anh ra ta khỏi tình trạng này.

Điều này cho phép các bác sĩ phẫu thuật thực hiện thủ thuật không thể thực hiện được nếu không làm lạnh.

Kỹ thuật này được gọi là EPR (bảo quản khẩn cấp và hồi sức - emergency preservation and resuscitation). Nó được thực hiện cho các bệnh nhân cấp cứu vì một vết thương do súng bắn hoặc bị đâm bằng dao, ngừng tim.

Thông thường, các bác sĩ chỉ có vài phút để cứu nạn nhân, xác suất sống sót trong những trường hợp như vậy không vượt quá 5%. EPR liên quan đến việc làm lạnh nhanh nạn nhân xuống 10-15 độ C bằng cách thay máu bằng nước muối sinh lý ướp lạnh.

Bộ não con người thực tế ngừng hoạt động, nó bị ngắt kết nối với hệ thống làm mát và chuyển đến phòng mổ. Trong vòng 2 giờ, một nhóm các bác sĩ phẫu thuật có thể cố gắng loại bỏ các nguyên nhân gây mất máu cấp tính.

Sau đó, bệnh nhân được đưa trở lại nhiệt độ bình thường và các bác sĩ cố gắng làm cho tim hoạt động trở lại. Một trường hợp thành công của kỹ thuật này đã được thông báo, nhưng người ta không biết còn bao nhiêu bệnh nhân không sống sót sau các thao tác như vậy. Các tác giả của công nghệ thử nghiệm nói rằng họ đã sẵn sàng báo cáo về tất cả các kết quả không sớm hơn cuối năm 2020.

Tuy nhiên, phương pháp EPR đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ, FDA, phê duyệt. Vì đây là những bệnh nhân không có lựa chọn thay thế, nên không cần có sự đồng ý của họ đối với quy trình này, nếu không chịu điều trị thử nghiệm, đằng nào họ chắc chắn cũng sẽ chết.

Theo New Scientist, ở nhiệt độ cơ thể bình thường, các tế bào của con người cần được cung cấp oxy liên tục để chúng có thể tạo ra năng lượng. Nếu tim ngừng đập, máu không mang oxy, không có oxy, não sẽ sống được khoảng 5 phút, sau đó sẽ xảy ra những thay đổi không thể đảo ngược nổi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ cơ thể giảm đáng kể thì các quá trình hóa học chậm lại, các tế bào cần ít oxy hơn. Đây là cơ sở của kỹ thuật EPR.

Các nghiên cứu sơ bộ trên lợn cho thấy chúng có thể được hồi sinh sau 3 giờ làm lạnh, ngay cả khi chúng đã bị thương nặng đe doạ sinh mạng. "Chúng tôi không cố gắng đưa người lên Sao Thổ, chúng tôi chỉ muốn có thêm thời gian theo cách này để cứu người", - Samuel Tisherman, tác giả chính của phương pháp giải thích.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lần đầu tiên đưa được con người vào trạng thái tiềm sinh