Cuối tuần qua, ông Nguyễn Phúc Tăng - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ đã đến Trường THPT Phan Văn Trị (H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) để triển khai quyết định xử lý kỷ luật đối với những sai phạm tại trường này mà báo điện tử Một Thế Giới đã phản ánh.

Cần Thơ: Sở đã xử lý sai phạm của Hiệu trưởng sau 9 tháng bận việc

Nguyên Việt | 14/10/2019, 10:49

Cuối tuần qua, ông Nguyễn Phúc Tăng - Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Cần Thơ đã đến Trường THPT Phan Văn Trị (H.Phong Điền, TP.Cần Thơ) để triển khai quyết định xử lý kỷ luật đối với những sai phạm tại trường này mà báo điện tử Một Thế Giới đã phản ánh.

Vụ 9 tháng vẫn chưa xử lý hiệu trưởng vi phạm: Trách nhiệm thuộc về Giám đốc Sở GD-ĐT

Theo đó, ông Nguyễn Hoàng Minh - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Văn Trị bị kỷ luật với hình thức khiển trách vì có vi phạm một số quy định về quản lý, chỉ đạo công tác chuyên môn, tổ chức các dịch vụ trong nhà trường…

Ông Nguyễn Quang Huân - Phó hiệu trưởng, nhận hình thức kỷ luật khiển trách vì vi phạm một số quy định về bố trí, phân công giờ dạy, công tác kiểm tra đánh giá quá trình học tập của học sinh.

Bà Lâm Thị Khoảnh, kế toán trường bị hình thức kỷ luật khiển trách vì không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của kế toán, thiếu tinh thần trách nhiệm trong quản lý tài chính. Ông Nguyễn Hữu Nhã và bà Trần Ngọc Thiền (cả 2 nguyên là Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Văn Trị), bị kiểm điểm rút kinh nghiệm về những vi phạm của mình.

Sau những bài viết phản ánh hàng loạt sai phạm của Trường THPT Phan Văn Trị, một số giáo viên trong trường này tiếp tục cung cấp cho phóng viên một số thông tin và những bức xúc liên quan đến kết luận nội dung tố cáo mà Sở GD-ĐT Cần Thơ đã ban hành vào ngày 23.1.2019.

Theo đó, trong 3 năm học từ 2015 đến 2018, khoản tiền ôn thi THPT quốc gia nhà trường đều thu đều đặn mỗi năm, nhưng khi trả thù lao cho giáo viên lại không công khai rõ ràng. Điều này đã được Thanh tra Sở GD-ĐT Cần Thơ chỉ rõ trong kết luận.

Theo đó, năm học 2016-2017, ông Nguyễn Hoàng Minh tổ chức thực hiện thu trên 334 học sinh lớp 12 với số tiền là hơn 267 triệu đồng. Năm học 2017-2018, với số học sinh 12 là 416 em, số tiền thu được là hơn 395 triệu đồng, trung bình mỗi học sinh đóng khoảng 950.000 đồng. Cũng trong năm học, nhà trường bị tố cáo thu 1.450.000 đồng đối với 1 học sinh đăng ký bài thi Khoa học xã hội và 1.550.000 đồng đối với 1 học sinhbài thi Khoa học tự nhiên và điều này được kết luận là không có cơ sở.

Năm học 2018-2019, ông Nguyễn Hoàng Minh dự kiến thu 1.400.000 đồng/học sinh đăng ký thi ban Khoa học tự nhiên và 1.200.000 đồng/học sinh thi ban Khoa học xã hội. Tuy nhiên khi đoàn thanh tra đến xác minh thì nhà trường chưa tổ chức thu. Sau đó mức tiền được giảm xuống 880.000 đồng/học sinh đối với bài thi Khoa học tự nhiên và 660.000 đồng/học sinh đối với bài thi Khoa học xã hội.

Việc thu tiền ôn thi THPT quốc gia này, Hiệu trưởng có trao đổi và thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Định mức thu tiền ôn thi các môn dựa trên số tiết ôn thi, số tiền thu được sẽ dùng chi trả cho giáo viên giảng dạy và một phần trích cho quản lý. Việc này phải tuân theo Hướng dẫn số 681/HD-SGDĐT năm 2013 của Sở GD-ĐT Cần Thơ.

Cụ thể, đối với hoạt động dạy và học thêm trong nhà trường sử dụng từ 75-80% tiền thu học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên (căn cứ vào hợp đồng làm việc). Sử dụng từ 5-7% để chi trả cho công tác quản lý. Phần còn lại dùng để chi trả điện nước, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở vật chất. Tuy nhiên, ông Nguyễn Hoàng Minh không làm đúng như vậy.

Thanh tra đã làm rõ, năm học 2016-2017, trường đã trích cho quản lý là hơn 19% (hơn 52 triệu đồng). Năm 2017-2018 trích hơn 23% (hơn 92 triệu đồng) cho quản lý.

Giáo viên trong trường cho biết số tiền trích cho quản lý thực tế là trích cho ban giám hiệu nhà trường, kế toán, thủ quỹ. Số tiền thực nhận của giáo viên không đáng kể trong khoản thu được. Như năm học 2015- 2016, mỗi tiết ôn thi THPT quốc gia, giáo viên sẽ nhận được 65.000 đồng, năm học 2016-2017 là 70.000 đồng/tiết, và năm học 2017-2018 là 80.000 đồng/tiết.

Từ kết luận nội dung tố cáo, chỉ cần làm một phép tính đơn giản, đã có thể thấy giáo viên phải chịu thiệt thòi như thế nào. Như năm học 2016-2017, nhà trường phân công cho 35 giáo viên phụ trách các lớp tăng tiết ôn thi THPT quốc gia. Số tiền chi cho giáo viên là hơn 209 triệu đồng. Tính trung bình, mỗi giáo viên chỉ nhận được gần 6 triệu đồng, còn quản lý nhận được hơn 52 triệu đồng.

Và năm học 2017-2018, với 39 giáo viên được phân công thì mỗi giáo viên nhận trung bình là hơn 7,5 triệu đồng. Trong khi đó, số tiền chi cho quản lý năm học 2017-2018 này là hơn 92 triệu đồng.

Điều làm các giáo viên bức xúc còn ở chỗ do nhà trường phân công giảng dạy không hợp lý, khiến nhiều giáo viên dư tiết dạy, lại có giáo viên thiếu tiết dạy. Do đó, khi nhận thù lao ôn thi THPT quốc gia sẽ có sự thiệt thòi.

Việcsố tiền thu được từ công tác ôn thi THPT quốc gia các năm qua không được Hiệu trưởng công khai minh bạch, điều này khiến cho giáo viên được phân công giảng dạy bức xúc.

Với những vi phạm và hình thức kỷ luật khiển trách đối với ông Nguyễn Hoàng Minh, một số giáo viên trong trường không đồng tình. Các giáo viên này cho biết, sẽ có đơn khiếu nại lên lãnh đạo Sở và UBND TP.Cần Thơ.

Thanh Nguyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần Thơ: Sở đã xử lý sai phạm của Hiệu trưởng sau 9 tháng bận việc