Các tờ tiền vốn không nằm yên một chỗ mà luân chuyển từ tay người này qua tay người khác, có khả năng trở thành mối lo giữa lúc dịch bệnh do coronavirus gây ra bùng phát trên toàn thế giới.

Cẩn trọng khi sử dụng tiền mặt để phòng tránh coronavirus

04/02/2020, 18:59

Các tờ tiền vốn không nằm yên một chỗ mà luân chuyển từ tay người này qua tay người khác, có khả năng trở thành mối lo giữa lúc dịch bệnh do coronavirus gây ra bùng phát trên toàn thế giới.

Ảnh minh họa từ Internet

​Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus (nCoV) bùng phát đã khiến người người tranh mua khẩu trang y tế để phòng tránh bị lây bệnh.

Tuy nhiên, việc đeo khẩu trang thôi chưa đủ mà còn cần phải chú ý khi sử dụng, tiếp xúc với các đồ vật xung quanh, đặc biệt là phải thường xuyên rửa tay, sát khuẩn. Cũng không loại trừ khả năng bị lây coronavirus nếu chạm tay vào vật mà người bệnh chạm vào rồi đưa lên mũi, mắt, miệng.

Mới đây, dấu vết của coronavirus đã được tìm thấy trên rất nhiều bề mặt nơi con người hay tiếp xúc thường uyên như tay nắm cửa hay là bưu phẩm. Cũng có rủi ro coronavirus có thể xuất hiện trên các đồ dùng như điện thoại di động, bàn phím máy tính, các công tắc.

Thông tin trên đồng thời làm dấy lên nhiều lo ngại về việc sử dụng tiền mặt - vật quá quen thuộc và không thể thiếu trong hoạt động thanh toán hằng ngày. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu cũng xác nhận tiền mặt tiềm ẩn nhiều vi khuẩn có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm cho người.

Một nghiên cứu của Đại học New York dựa trên phân tích chất liệu của tờ 1 USD cho thấy tiền giấy là nơi cư ngụ của khoảng 3.000 vi khuẩn khác nhau có nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người.

Tại Việt nam, TS.Nguyễn Bình Minh - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và các cộng sự từng kiểm tra 2 tờ tiền giấy "thối lại" của một người bán thịt. Họ ngâm chúng vào môi trường nuôi cấy vi khuẩn trong một vài tiếng rồi đem soi trên kính hiển vi. Với cách làm này, rất nhiều loại vi khuẩn chưa đủ thời gian và môi trường để tăng sinh.

Tuy nhiên, họ cũng nhìn thấy dày đặc các loại vi khuẩn như trực khuẩn, tụ cầu, nha bào, có khả năng gây ra các bệnh như tả, thương hàn... Các chuyên gia đã đếm lượng vi khuẩn và nhận thấy trong một gam tiền giấy có tới 210 triệu vi khuẩn hiếu khí (chỉ hoạt động được trong môi trường có không khí) và 32.000 vi khuẩn gram âm.

Trong khi đó, các tờ tiền lại không bao giờ nằm yên một chỗ mà luôn luân chuyển từ tay người này qua người khác. Theo số liệu mà Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - Bộ Công Thương đưa ra cuối năm 2019 thì đến 90% giao dịch tại Việt Nam vẫn là tiền mặt, các phương thức thanh toán điện tử khác chưa được phổ biến và ưa chuộng lắm. Rào cản lớn nhất là nằm ở thói quen sử dụng tiền mặt của đa số người tiêu dùng Việt.

Mặc dù chưa có nghiên cứu chính thức tiền có là mối lo ngại lây lan coronavirus hay không, song nhiều chuyên gia y tế cũng đã khuyến cáo người tiêu dùng nên cẩn trọng trong việc sử dụng tiền mặt, cũng như tiếp xúc các đồ vật thông dụng khác.

Thay vì tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt khi mua hàng hóa, dịch vụ trong giai đoạn nCoV bùng phát, người tiêu dùng có thể chuyển qua các hình thức thanh toán khác như ví điện tử, mobile banking...

Hay là thay vì ra tận siêu thị, trung tâm mua sắm đông người để mua hàng, cần lựa chọn những siêu thị đã có app/website mua sắm trực tuyến, hoặc mua sắm trên các trang thương mại điện tử uy tín và thanh toán bằng cách chuyển khoản ngân hàng, sau khi nhận hàng từ shipper cần phải rửa sạch tay. Nếu cần phải thanh toán tiền cước điện, nước, điện thoại trong lúc này, hãy nghĩ đến thanh toán điện tử hơn là đến tận nơi để trả bằng tiền mặt.

3 điều cần nhớ và thực hiện để phòng tránh coronavirus

1. Giọt nước bọt mang Corona virus có kích thước khá lớn do đó bất kỳ khẩu trang thông thường nào (không chỉ N95) đều có thể lọc được. Tuy nhiên, khi người bị nhiễm bệnh hắt hơi ra môi trường, giọt nước bọt chứa virus có thể bắn xa 3m (khoảng 10 feet) và lơ lửng trong không khí trước khi rơi xuống mặt đất.

2. Khi rơi xuống bề mặt kim loại, virus sẽ sống ít nhất khoảng 12 giờ. Vì vậy, hãy luôn nhớ, nếu bạn tiếp xúc với bất kỳ bề mặt kim loại nào, hãy rửa tay bằng xà phòng thật kỹ.

3. Virus có thể vẫn hoạt động trên vải trong 6-12 giờ. Bột giặt thông thường cũng có thể diệt được virus. Đối với quần áo mùa đông không cần/không giặt được hàng ngày, bạn có thể phơi chúng dưới ánh nắng mặt trời để diệt virus.

3 triệu chứng viêm phổi do coronavirus gây ra

1. Đầu tiên virus sẽ gây viêm đường hô hấp trên, điển hình là viêm họng, vì vậy cổ họng sẽ có cảm giác đau, khô rát kéo dài từ 3 - 4 ngày.

2. Sau đó, virus sẽ hòa lẫn vào dịch mũi và nhỏ giọt vào khí quản, xâm nhập vào phổi, gây viêm phổi. Quá trình này sẽ mất 5 - 6 ngày.

3. Khi bị viêm phổi, các triệu chứng điển hình xuất hiện là sốt cao kèm khó thở. Lúc này, cảm giác nghẹt mũi không giống cảm cúm hay các triệu chứng viêm mũi dị ứng thông thường mà là cảm giác như bị nghẹt, chìm trong nước. Nếu xuất hiện những triệu chứng trên hãy ngay lập tức đi khám tại các cơ sở y tế.

3 biện pháp phòng ngừa

1. Hình thức lây nhiễm coronavirus phổ biến nhất là do chạm, tiếp xúc những thứ ở nơi công cộng, vì vậy hãy rửa tay thường xuyên. Virus chỉ có thể sống trên tay trong 5-10 phút, nhưng trong 5-10 phút đó có rất nhiều hoạt động có thể xảy ra (dụi mắt, ngoáy mũi, bắt tay, cầm nắm chạm vật gì đó…), những hoạt động này làm virus có thể xâm nhập vào cơ thể.

2. Ngoài việc rửa tay thường xuyên, hãy súc miệng, súc họng bằng nước súc miệng có tính sát khuẩn để loại bỏ hoặc giảm thiểu virus khi chúng vẫn còn trong cổ họng (trước khi xâm nhập xuống phổi).

3. Hãy chăm sóc, bảo vệ bản thân và đừng quên uống thật nhiều nước!

Đừng quên trong thời gian này cần tránh đến chỗ đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, chất khử trùng chứa cồn; tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay không rửa sạch; tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh; làm sạch và khử trùng các vật và bề mặt thường xuyên chạm vào; ăn đồ nấu chín kỹ, uống nước đun sôi kỹ để nguội; giữ gìn sức khỏe để "nếu cần chiến đấu với virus".

T.Anh theo Tri Thức Trẻ và tổng hợp

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cẩn trọng khi sử dụng tiền mặt để phòng tránh coronavirus