Hiện nay chưa có văn bản pháp luật xác định là người đồng tính mà chỉ có đề cập đến hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Cần xác định lại thuật ngữ 'người đồng tính'

Theo PLO | 03/10/2018, 23:17

Hiện nay chưa có văn bản pháp luật xác định là người đồng tính mà chỉ có đề cập đến hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Sáng 3-10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý dự thảo sửa đổi Luật Thi hành án hình sự (THAHS). Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, ông Trần Quốc Tú (Phó phòng Kiểm tra văn bản, Sở Tư pháp TP.HCM) góp ý cơ quan soạn thảo nên rà soát quy định cụ thể hơn về các nguyên tắc bảo vệ quyền của phạm nhân, quy định nghiêm cấm xâm hại phạm nhân (nhất là đối với phụ nữ, trẻ em) để ngăn ngừa nguy cơ xâm hại từ các phạm nhân khác cũng như những đối tượng khác.

Nghiên cứu thêm các điều khoản về các thủ tục hiến mô, bộ phận cơ thể người khi phạm nhân có nguyện vọng hiến theo quy định của Luật Việc hiến, lấy, ghép, mô…

Ông Tú góp ý: Tại khoản 3 Điều 1 của dự thảo luật này có khái niệm “phạm nhân là người nước ngoài” cho tương thích với quy định của Luật Quốc tịch năm 2008. Theo đó, người nước ngoài theo Luật Quốc tịch được xác định là người có quốc tịch nước ngoài.

Đồng thời, việc quy định như dự thảo vô hình trung sẽ gây khó khăn khi thực hiện thủ tục xác nhận khi thăm, gặp phạm nhân là người nước ngoài. Thủ tục nhận tử thi, tro cốt và hài cốt của người bị tử hình mà dự thảo đề cập đến. Do đó, cơ quan soạn thảo cần rà soát quy định về thủ tục liên quan đến yếu tố nước ngoài theo hướng có nhóm thủ tục riêng cho người không quốc tịch, không xác định được quốc tịch, tránh việc gộp chung đối tượng này vào nhóm “phạm nhân người nước ngoài”.

Đồng tình với đề xuất này, luật sư Trương Thị Hòa (Đoàn Luật sư TP.HCM) góp ý thêm: Theo dự thảo thì phạm nhân là người nước ngoài là phạm nhân không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm phạm nhân có quốc tịch nước ngoài và phạm nhân không có quốc tịch. Như vậy, cần tách bạch riêng biệt để dễ áp dụng.

Ông Tú cũng đề nghị cân nhắc khái niệm “người chưa xác định giới tính” và “người đồng tính” cho tương thích với quy định hiện hành để việc xác định được thống nhất.

Sở Tư pháp TP đã rà soát quy định, nhận thấy chưa có quy định nào về người chưa xác định giới tính mà chỉ có thuật ngữ “giới tính chưa được định hình chính xác”. Theo quy định của pháp luật về hộ tịch, giới tính của một người (hoặc một công dân) luôn được nêu cụ thể là nam hoặc nữ trong quá trình đăng ký khai sinh theo điểm a khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính theo trình tự thủ tục do luật định.

Đối với thuật ngữ “người đồng tính” thì hiện nay chưa có văn bản pháp luật xác định là người đồng tính mà chỉ có đề cập đến hôn nhân giữa những người cùng giới tính theo Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.

Từ đó, cơ quan chủ trì có thể nghiên cứu thêm quy định của quy tắc tối thiểu về đối xử tù nhân năm 1959 của Liên Hiệp Quốc để có sự phân loại hợp lý hơn. Nó vừa đảm bảo yêu cầu giam giữ riêng đáp ứng tình hình thực tiễn nhưng cũng vừa tương thích, đồng bộ với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành…

Luật sư Trương Thị Hòa đề nghị sửa tên gọi mà dự thảo nêu là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THAHS thành tên gọi là Luật THAHS sửa đổi, bổ sung cho hợp lý.

Luật sư Hòa cũng cho rằng luật này sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định cụ thể về quyền con người và nhân thân, đây là sửa đổi, bổ sung có ý nghĩa quan trọng. Quyền thân thể con người được chú trọng và thể hiện được ngày càng rõ tinh thần của Hiến pháp 2013…

Đại diện các cơ quan khác như TAND, VKSND, Công an TP… cũng đóng góp nhiều ý kiến liên quan đến sửa đổi, bổ sung luật này.

Kết luận, bà Văn Thị Bạch Tuyết khẳng định trong điều kiện hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung Luật THAHS là cần thiết để các cơ quan thực hiện tốt nhiệm vụ. Hội thảo này bổ sung được nhiều vấn đề mà dự thảo nêu, trong đó có hai vấn đề chính là tha tù trước thời hạn có điều kiện và pháp nhân thương mại. Góp ý về thời gian thực hiện thủ tục hành chính và thẩm quyền của trưởng trại giam, TAND, UBND, công an cấp xã… cho phù hợp pháp luật và thực tế.

Theo PLO
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần xác định lại thuật ngữ 'người đồng tính'