Liên quan tới việc thu phí cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội kiến nghị: “Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần nghiên cứu lại để đảm bảo sự công bằng cho người sử dụng. Việc đặt trạm thu phí ngay đầu Hà Nội là bất hợp lý, là tận thu. Nếu trạm thu phí được đặt ở đầu đường mới mở rộng là Bắc Ninh hoặc đầu Bắc Giang thì sẽ hợp lý hơn”.

Cần xem xét lại việc đặt trạm thu phí và hình thức thu phí để đảm bảo sự công bằng

Nam Phong | 07/05/2016, 10:49

Liên quan tới việc thu phí cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội kiến nghị: “Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần nghiên cứu lại để đảm bảo sự công bằng cho người sử dụng. Việc đặt trạm thu phí ngay đầu Hà Nội là bất hợp lý, là tận thu. Nếu trạm thu phí được đặt ở đầu đường mới mở rộng là Bắc Ninh hoặc đầu Bắc Giang thì sẽ hợp lý hơn”.

Câu chuyện phí đường bộ đặc biệt là các dự án theo hình thức BOT đang liên tiếp được hâm nóng trong dư luận xã hội khi mà hàng loạt các nhà đầu tư đề xuất được tăng mức thu phí vàhàng loạt dự án được đưa vào khai thác thu phí… Việc thu phí đã không chỉ vấp phải sự phản ứng của người tham gia giao thông mà ngay cả các địa phương có dự án đi qua cũng không đồng thuận.Cụ thể, tỉnh Hải Dương đã phải có văn bản kiến nghị, đề xuất các cơ quan chức năng giảm mức phí đối với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và tuyến QL5 nhằm giảm tải cho các đường nhánh trên địa bàn khi mà cánh lái xe tải tìm cách né trạm thu phí. Hay gần đây nhất là tỉnh Quảng Bình cũng đã có văn bản đề nghị Bộ Giao thông Vận tảigiảm mức phí trên QL1 đoạn qua địa phương này.

Không chỉ các tỉnh có dự án đi qua đề nghị giảm mức phí mà ngay chính bản thân các nhà đầu tư cũng đã phải xin điều chỉnh giảm mức thu phí như đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, BOT Uông Bí – Hạ Long…

Sẽ xem xét lại hình thức BOT

Câu chuyện phí đường bộ đang nóng hơn bao giờ hết, đặc biệt dư luận lại tiếp tục được hâm nóng bởi trạm thu phí BOT mới được mọc lên và chuẩn bị đi vào “hoạt động rút tiền trong ví của dân” thuộc dự án BOT Hà Nội – Bắc Giang.

Việc thu phí một trạm khiến tất cả các phương tiện khi qua trạm thu phí dù bất kể đi ngắn hay đi dài cũng phải trả cùng một mức phí. Theo mức phí được nhà đầu tư đưa ra thìtối thiểu đối với xe dưới 12 chỗ ngồi là 35.000 đồng/lượt, tương đương 875 đồngcho mỗi km đường. Mức phí cao nhất là 200.000 đồng/lượt áp dụng với xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và các xe chở hàng bằng container 40 feet (12,2m).

Đi ngắn cũng trả tiền bằng đi dài.

Việc áp dụng thu phí 1 mức cho đoạn tuyến này đang khiến rất nhiều lái xe bức xúc, đặc biệt là những người thường xuyên qua lại. Vềvấn đề này, Một Thế Giới đã có bài phản ánh.

Trao đổi với PV báo điện tử Một Thế Giới xung quanh việc thực hiện thu phí trên QL 1A đoạn cao tốc Hà Nội – Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay trước khi được thu phí, bao giờ cũng có Hội đồng nghiệm thu của Bộ GTVT, nếu đủ điều kiện thì mới cho thực hiện thu phí. Còn về phương án tài chính, mức giá thu phí đã được Bộ Tài chính làm trước khi thực hiện dự án.

Về mức thu phí áp dụng theo hình thức thu phí hở, người đi đường ngắn cũng phải trả tiền như đi cả đoạn đường, ông Huyện nói rằng việc thu phí hở thì người tham gia giao thông không tham gia hết tuyến đường nhưng vẫn phải trả phí như người đi cả tuyến, chứ tính theo từng km thì chỉ được áp dụng tại các dự án thu phí kín.

“Việc này có lẽ người dân cũng phải chia sẻ với xã hội thôi. Hiện nay để làmhạ tầng giao thông bằng ngân sách thì không thể có được, việc vay vốn ngân hàng thì tới năm 2017 cũng sẽ phải vay thương mại rồi. Vì vậy, để có được cơ sở hạ tầng tốt thì cần sự chia sẻ của người dân với đất nước”, ông Huyện nói.

Ông Huyện ví von: “Cũng giốngnhư việc người dân mua bảo hiểm y tế mà thôi, người khỏe cũng mua để giúp người yếu. Vì vậy trong việc tham gia giao thông tại dự án này, người đi 10 km hay ít hơn thì cũng phải chia sẻ với người đi cả chiều dài dự án. Chứ nếu không như vậy thì sẽ không dự án nào thực hiện được”.

Ông Huyện nói thêm rằng sắptới đây, khi tiến tới cao tốc hoàn toàn thì mới có thể áp dụng được việc tính theo từng km mà người dân sử dụng. Trên thế giới hiện nay cũng vậy chứ không phải chỉ ở Việt Nam.

Toàn tuyến BOT có chiều dài 45,8 km thì có tới 25 km thuộc cao tốc Hà Nội - Bắc Ninh đã được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách từ trước.

Về việc trong thời gian tới, ngành giao thông có tính toán lại việc thuphíhở nói riêng và hình thức BOT hay không? Ông Huyện nói: “Việc này, hôm 5.5.2016, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạosau tháng 5.2016, Bộ GTVThọp đánh giá tổng kết 5 năm về vấn đề thực hiện BOT thì sẽ đưa ra trao đổi và có ý kiến. Nhưng theo tôi thì nhân dân cần chia sẻ, chứ nếu không thì hạ tầng sẽ không thể kêu gọi được BOT đóng góp được”.

Thu phí hở, nhà đầu tư thiệt thòi?

Thứ trưởng NguyễnHồng Trường nói: “Chính vì thu phí hở nên mới thu phí thấp như vậy, chứ nếu thu phí kín mà tính theo từng km thì người tham gia giao thông còn phải trả nhiều hơn nữa. Thu phí hở có tính chất bù trừ cho nhau. Lần này anh đi ít nhưng lần sau anh đi nhiều thì chi phí cũng chỉ như nhau mà thôi”.

Thứ trưởng Trường cho rằng“việc thu phí hở nó cái hay ở chỗ là nếu đi một lượt thì là đắt nhưng đi nhiều lượt thì lại rất hợp lý chứ nếu mà thu phí kín thì đắt hơn nhiều. Việc thu phí hở thì mới có mức thấp như vậy và thiệt thòi trong việc thu phí hở thuộc về nhà đầu tư.

“Xét về cao tốc thì tuyến Hà Nội – Bắc Giang chưa thực sự là cao tốc hẳn nên Bộ GTVT đồng ý cho thu phí hở để có sự bù trừ”, ông Trường nói.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường thừa nhận đây không hẳn là cao tốc thực sự.

Về việctrong toàn tuyến dài 45,8 km thì có tới 25 km thuộc đoạn cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh đã được xây dựng bởi nguồn ngân sách nhà nước nay lại được áp dụng thu phí sau khi thảm lại mặt đường, Thứ trưởng Trường nói: “Cũng như cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thôi. Bây giờ cứ để mặt đường xuống cấp như vậy thì làm sao có thể chạy với vận tốc 100 km/h như hiện nay được. Bây giờ tiền đầu tư vào đó để nâng tốc độ cho phép lên bằng vốn của doanh nghiệp theo sự cho phép của Chính phủ thì việc thu phí thấp như hiên nay là 35.000 đồng/xe tiêu chuẩn là hợp lý. Phương án tài chính cũng đã được tính đến lợi ích của doanh nghiệp và người dân trong chuyện đó”.

Vềphương diện của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải ô tô, ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội nêu quan điểm rằng nhà đầu tư mở rộng đường đoạn từ Bắc Ninh đến Bắc Giang nhưng lại đặt trạm thu phí ở đoạn đường cao tốc cũ để thu phí hở là phương án chưa hoàn chính. Theo ông Liên là cần xây dựng một phương án thu phí cho hợp lý và công bằng.

Ông Liên chia sẻ, thời gian vừa qua, việc thu phí BOT đã cho thấy phát sinh rất nhiều bất cập. Ngay cả việc thu phí hở thì càng bất cập. Cần phải rạch ròi dịch vụ, đi bao nhiêu cây số thì trả tiền bấy nhiêu, đường nâng cấp thì mức giá khác với đường mở rộng, làm mới.

Ông Liên kiến nghị:“Bộ GTVT và Bộ Tài chính cần nghiên cứu lại để đảm bảo sự công bằng cho người sử dụng. Việc đặt trạm thu phí ngay đầu Hà Nội là bất hợp lý, là tận thu. Nếu trạm thu phí được đặt ở đầu đường mới mở rộng là Bắc Ninh hoặc đầu Bắc Giang thì sẽ hợp lý hơn”.

Bài, ảnh:Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần xem xét lại việc đặt trạm thu phí và hình thức thu phí để đảm bảo sự công bằng