Dự báo hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Canada sẽ rất nóng, nhất là sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump từng quát “mấy ông muốn đốt trụi Nhà Trắng hả?”, trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Căng thẳng giữa Mỹ với Canada và EU trước thềm hội nghị G-7

Trần Trí | 07/06/2018, 15:23

Dự báo hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Canada sẽ rất nóng, nhất là sau thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump từng quát “mấy ông muốn đốt trụi Nhà Trắng hả?”, trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Canada Justin Trudeau.

Theo CNN, ông Trump nổi nóng, bởiông Trudeau đề nghị chủ nhân Nhà Trắng giải thích vì sao Mỹ lấy lý do "bảo vệ an ninh quốc gia và bảo vệ các nhà sản xuất Mỹ"để buộc Canada, Mexico cùng Liên hiệp châu Âu (EU) phải chịu mức thuế 25% đánh lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu vào Mỹ kể từ ngày 1.6.

Theo CNN, trong cuộc điện đàm hồi tháng 5, khi Thủ tướng Trudeau hỏi như trên, ông Trump trả lời: “Mấy ông tính đốt trụi Nhà Trắng hả?”, với ý nhắc lại cuộc chiến tranh giữa Anh với Mỹ hồi năm 1814, quân Anh đốt Nhà Trắng sau khi thất bại. Dù Anh chiếm được thủ đô Washington và đốt trụi gần như toàn bộthành phố, nhưng họ lại không thể đạt mục tiêu lớn là chiếm vùng Baltimore.

Trong cuộc chiến tranh được gọi là Chiến tranh 1812 này, Canada là chiến trường chính. Cuộc chiến kéo dài50 năm trước khi ký thành lập liên bang Canada, mở đường cho quốc gia Canada hiện nay.

Đồng minh xử ép nhau

Nhà Trắng và các quan chức Canada từ chối bình luận về thông tin của CNN. Nhưng theo Guardian, ông Trump nói vào lúc căng thẳng gia tăng giữa Canada và Mỹ, ngay trước khi Tổng thống Mỹ đơn phương tăng thuế thép-nhôm với Canada, Mexico và EU mà không có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ.

Ngày 31.5, Nhà Trắng tuyên bố: “Đã có những hiệu ứng quan trọng và tích cực đối với ngành luyện kim. Các biện pháp áp thuế mới cho thấy cam kết của chính quyền là thương lượng quyết liệt với các đồng minh để cải thiện an ninh quốc gia và hỗ trợ cho người lao động Mỹ".

Tổng thống Trump đã thềbảo vệ ngành công nghiệp và nhân công Mỹ khỏi “sự cạnh tranh bất bình đẳng của quốc tế”, và xem thuế là công cụđể đòi những thỏa thuận thương mại với các đồng minh.

Quyết định mới của Washington lập tức vấp phải sự đáp trả. Thủ tướng Canada Trudeau gọi các mức thuế đó là "không thể chấp nhận, là sự sỉ nhục với đối tác an ninh lâu đời là Canada và sự sỉ nhục với hàng ngàn người dân Canada đã chiến đấu,hy sinh bên cạnh các đồng đội Mỹ".

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire ngạc nhiên về tình đồng minh: "Chúng tôi không thể hiểu được, khi mà chúng tôi là đồng minh của Mỹ lại bị đánh với mức thuế như thế. Chúng tôi không thể ngồi không, không làm gì khi EU bị tấn công đến thế".

Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo "sự gia tăng như thế sẽ làm hại tất cả mọi người".

Vùng biên giới Mỹ-Canada đã được phi quân sự hóa từ 200 năm qua, nhưng việc áp thuế được ông Trump viện lý do “bảo vệ an ninh quốc gia” đã khiến dư luận Canada phẫn nộ.

Trả lời phỏng vấn của kênh NBC hôm 3.6, ông Trudeau nói: “Có một điều tôi phải thừa nhận, là tôi gặp rắc rối quanh ý tưởng này, vì Tổng thống và chính phủ Mỹ đã quyết Canada và thép-nhôm Canada là một mối đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ”.

Ông Trudeau cũng dẫn lại lịch sử đối tác ngoại giao-quân sự Canada-Mỹ: “Lính Canada chết trận trong Thế chiến 2 và ở Afghanistan, vai kề vai với Mỹ ở những địa điểm nhọc nhằn trên thế giới”, trước khi ông nói mỉa: “Thật là hay với ý tưởng thép Canada trên xe quân sự ở Mỹ, nhôm Canada giúp sản xuất chiến đấu cơ Mỹ nay lại là mối đe dọa nước Mỹ”.

Canada cùng Mexico cũng thất vọng với sự chậm trễ của việc tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) với Mỹ.

Tạp chíPoliticonhận định quyết định khởi động lại việc đánh thuế nhôm-thép với hai đối tác này cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đã từ bỏ hy vọng kết thúc đàm phán NAFTA trong tương lai gần.

Ông Trump quyết cứng rắn

Vấn đề là ông Trump sẽ “giữ chặt súng” về chính sách thương mại cứng rắn của ông, theo lời của một cố vấn của Nhà Trắng, khi ông Trump sẽ dự hội nghị thượng đỉnh G-7 ở Charlevoix thuộc tỉnh Quebec (Canada) trong hai ngày 8 và 9.6.

Đấy sẽ là lần đầu tiên giới lãnh đạo 7 nước công nghiệp phát triển “đối đầu” với ông Trump, kể từ sau vụ tăng thuế lên thép-nhôm của Canada, Mexico và EU nhập vào Mỹ.

Tại Charlevoix, ông Trump sẽ có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trudeau và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Ngày 5.6, cáclãnh đạo EU đã tuyên bố sẽtrả đũa bằng cách áp thuế lên hàng nông nghiệp và sắt-thép nhập khẩu từ Mỹ, kể từ ngày 1.7 tới. EU cũng dọa kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cho biết Canada sẽ áp thuế 10 - 25% lên hàng hóa Mỹ trị giá khoảng 12,8 tỉ USD, trong đó cónhôm và thép, một số sản phẩm nông nghiệp cùng hàng tiêu dùng. Thuế này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.

Bộ Kinh tế Mexico cũng chỉ trích động thái của Washington, đồng thời công bố một phần danh sách hàng Mỹ mà nước này sẽ đánh thuế, trong đó có thịt lợn, táo và các loại phô mai.

Dù vậy, Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói ông Trump sẽ không từ bỏ việc thúc đẩy các thỏa thuận thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi kinh tế thiết thân của Mỹ. Ông nói với các nhà báo: “Có những bất đồng. Ông ấy đang bám chặt súng và ông ấy sẽ nói chuyện với họ. Các tuyến đã mở, các cuộc đàm phán đang diễn ra”.

Tuy nhiên, một nhóm thượng nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã công bố một luật, cho phép Quốc hội Mỹ có cơ hội xét duyệt bất kỳ mức thuế nào trước khi chúng có hiệu lực.

Nhiều đảng viên Cộng hòa đã tham giahành động chống lại các chính sách thương mại cứng rắn của chủ nhân Nhà Trắng.Thượng nghị sĩ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói mức thuế mới gây hại cho công nhân Mỹ và quan hệ với các đồng minh, đồng thời “có thể mời các đối thủ cạnh tranh của chúng ta vào cuộc trả đũa”.

Ông Trump hôm 6.6 đã cố gắng thuyết phục ông Corker ngưng phản đối, trong một cuộc điện thoại được cho là ông rất giận dữ.

Bất chấp sự chỉ trích, ông Trump và các cố vấn tin tưởng sẽ dự hội nghị G-7 ở vị trí kẻ mạnh, khi nêu rằng kinh tế Mỹ đang khởi sắc, cùng với tỷlệ thất nghiệp thấp nhất kể từ năm 1969 đến nay, ở mức 3,8%.

Chính phủ Mỹ cũng báo cáo Mỹ lần đầu tiên đã tạo thêm nhiều việc làm cho dân Mỹ bị thất nghiệp, đạt 6,7 triệu việc làm từ cuối tháng 4, trong khi chỉ có 6,3 triệu dân Mỹ tìm việc làm.

Nhà Trắng nói đó là bằng chứng cho thấy các chính sách giảm thuế của ông Trump đã giúp đạt tỷlệ tăng trưởg gần 3%/năm.

Cố vấn Kudlow nói: “Mỹ hiện là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, hoặc ít ra là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong nhóm quốc gia công nghiệp phát triển. Tôi cho rằng các chính sách đang đạt hiệu quả, và hy vọng lớn của tôi là bạn bè ở G-7 sẽ ghi nhận các chính sách này và hợp tác làm việc với chúng tôi, nhằm mở rộng và phát triển chúng, để chúng tôi có thể một nền kinh tế Mỹ và thế giới đều thịnh vượng”.

Quan điểm của Mỹ về chương trình hạt nhân Iran, sự thay đổi thời tiết, thậm chí việc lập Đại sứ quán Mỹ ở Jerusalem (Mỹ từng công nhận đây là thủ đô Israel) cũng sẽ khiến ông Trump đối mặt với cuộc phản đối tập thể ở hội nghị thượng đỉnh G-7 hằng năm, với sự tham dự của Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản.

Nhưng các bất đồng đã khiến hội nghị này có tên mới: “thượng đỉnh G-6 cộng Trump”.Hãng tinDPA(Đức) nhận định sự bất đồng về thương mại và chính sách thay đổi thời tiết giữa EU với ông Trump, sẽ có thể khiến lần đầu tiên trong lịch sử G-7 không có tuyên bố chung sau khi hội nghị G-7 2018 kết thúc.

Ngay sau khi dự hội nghị này, ông Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un ngày 12.6 tới ở Singapore.

An ninh ở vùng Charlevoix đã được siết chặt, khiến nó giống như một pháo đài hơn là một khu nghỉ dưỡng. Người phản đối sẽ không thể bêu riếu các nhà lãnh đạo, vì 10.000 cảnh sát và binh lính được triển khai, sẽ chặn không cho họ tiếp cận khu nghỉ dưỡng cao cấp Lâu đài Richelieu nhìn ra sông St.Lawrence.

Chính quyền cho phép người biểu tình tụ tập ở khu phản đối chính thức, là một bãi đậu xe ở cách tòa lâu đài xây kiểu Pháp trên khoảng 5km.

Bảo Vĩnh (theo Guardian, Washington Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Những tiêu chí mới của Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Giải thưởng Tạ Quang Bửu mở rộng việc xem xét, trao giải thưởng cho các nhà khoa học trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Căng thẳng giữa Mỹ với Canada và EU trước thềm hội nghị G-7