Thời gian đang cạn để loài người có thể tránh trải qua ngưỡng nguy hiểm của sự nóng lên của địa cầu, đó là nội dung cảnh báo trong báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc.

Cảnh báo nghiêm khắc về sự nóng lên của Trái đất

Bảo Vĩnh | 20/03/2023, 17:35

Thời gian đang cạn để loài người có thể tránh trải qua ngưỡng nguy hiểm của sự nóng lên của địa cầu, đó là nội dung cảnh báo trong báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc.

pakistan-struggles-with-w-006.jpg
Pakistan lâm cảnh lụt nặng do sự biến đổi khí hậu - Ảnh: Getty Images

Báo cáo của hàng trăm nhà khoa học hàng đầu thế giới được công bố ngày 20.3 là bản tổng kết sự nghiên cứu hiện tượng Trái đất nóng lên từ sau khi các chính phủ ký Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu hồi năm 2015.

Hiệp định này đã đề ra mục tiêu hạn chế tình trạng nóng thêm lên của Trái đất ở mức 1,5 độ C, hoặc chí ít giữ được dưới 2 độ C. Kể từ sau đó, các nhà khoa học liên tục tranh luận rằng bất kỳ sự nóng lên nào vượt quá ngưỡng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp thì đều đặt loài người vào vòng nguy hiểm.

Báo cáo mới nhất được các quốc gia phê chuẩn vào cuối kỳ họp kéo dài một tuần của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, thuộc LHQ) tại thành phố Interlaken của Thụy Sĩ, điều có nghĩa các chính phủ phải chấp nhận những kết luận trong báo cáo là tư vấn chính thức để họ dựa vào đó để đưa ra hành động ứng phó tình trạng biến đổi khí hậu.

Khi khai mạc kỳ họp IPCC, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã báo động với các đại biểu rằng Trái đất đang “gần mốc không thể quay trở lại” và con người có nguy cơ không đạt đến mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên của Trái đất ở mức 1,5 độ C.

Sự nóng lên của địa cầu do toàn thế giới ngày càng tăng phát thải khí carbon dioxide cùng các loại khí nhà kính,  chủ yếu là đốt nhiên liệu hóa thạch, phá rừng và làm nông nghiệp quá lớn, trong khi lẽ ra phải nhanh chóng hạ giảm phát thải các loại khí này.

Nhiệt độ trung bình của Trái đất đã tăng 1,1 độ C kể từ thế kỷ 19. Nhưng hồi tuần trước, ông Guterres nhấn mạnh mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên của Trái đất vẫn có thể đạt được “nếu như nhanh có sự giảm sâu khí thải ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế toàn cầu”.

Báo cáo mới công bố ngày 20.3 tiếp sau việc IPCC hồi 2 năm trước đã khẳng sự biến đổi khí hậu rõ ràng là do các hoạt động của loài người, và IPCC lúc đó đã đưa ra nhiều kịch bản tùy thuộc vào lượng khí thải được thải phát tiếp tục.

Năm 2022, IPCC đã công bố một báo cáo, trong đó kết luận rằng đã có thể cảm nhận những tác hại của việc Trái đất nóng lên, và gần một nửa dân số thế giới “rất dễ tổn thương trước sự biến đổi khí hậu”.

Hai tháng sau báo cáo này, IPCC đề xuất những việc cần làm để giảm thiểu tác hại từ sự nóng lên của Trái đất vốn đã trở nên không thể tránh khỏi, và để ngăn chặn nguy cơ nhiệt độ tăng cao đến mức nguy hiểm. Lúc đó IPCC lưu ý việc giảm mạnh chi phí xây dựng điện gió và điện mặt trời sẽ là việc dễ thực hiện.

Theo AP, báo cáo kế tiếp của IPCC sẽ chỉ được công bố vào cuối thập niên này, và các chuyên gia nói khi đó thì sẽ có thể là quá muộn để có thể đưa ra các giải pháp cho phép đạt mục tiêu hạn chế giữ nhiệt độ Trái đất thêm ở mức 1,5 độ C.

Theo Tổng thư ký WMO Petteri Taalas, do mức độ phát thải khí carbon dioxide trong khí quyển hiện cao, khó có thể đạt mục tiêu hạn chế tình trạng nóng thêm lên của Trái đất ở mức 1,5 độ C.

Tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) hồi năm 2022, chính phủ các nước đã đồng ý lập một quỹ nhằm giúp bồi thường thiệt hại cho các nước bị tổn thất từ sự nóng lên của Trái đất, nhưng không đưa ra các giải pháp mới để kéo giảm sự thải phát khí nhà kính.

Báo cáo mới nhất của IPCC công bố ngày 20.3 sẽ giữ một vai trò cốt lõi, khi các quốc gia sẽ dự COP28 ở Dubai vào tháng 12.2023. Dự kiến kỳ họp này là lần đầu tiên tổng hợp các nỗ lực toàn cầu nhằm kéo giảm lượng khí thải kể từ sau Hiệp định Paris 2015, và các đoàn dự họp nghe thêm những kêu gọi giúp đỡ của các nước nghèo.

Tổng thư ký LHQ Guterres gần đây đã kêu gọi các công ty khai thác nhiên liệu hóa thạch nên giúp đỡ nạn nhân của sự biến đổi khí hậu bằng cách chia sẻ nguồn lợi nhuận của họ.

Bài liên quan
COP27: Trung Quốc, Ấn Độ phải đóng góp cho quỹ đền bù thiệt hại do biến đổi khí hậu
Thủ tướng Antigua-Barbuda, ông Gaston Browne ngày 8.11 đề nghị các nền kinh tế mới nổi gây ô nhiễm nhiều như Trung Quốc, Ấn Độ phải đóng góp cho quỹ đền bù thiệt hại do biến đổi khí hậu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh báo nghiêm khắc về sự nóng lên của Trái đất