Như tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ quyết tâm dồn sức để lo làm xong con đường này vì 'chúng ta đã hứa với đồng bào ĐBSCL, nhưng nhiều năm chưa làm được' để cuối năm 2020 cơ bản thông xe và khánh thành vào năm 2021”, Thủ tướng nói.

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: 'Chúng ta hứa với đồng bào ĐBSCL nhiều năm nhưng chưa làm được'

01/08/2019, 10:49

Như tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, mặc dù có nhiều khó khăn, nhưng Chính phủ quyết tâm dồn sức để lo làm xong con đường này vì 'chúng ta đã hứa với đồng bào ĐBSCL, nhưng nhiều năm chưa làm được' để cuối năm 2020 cơ bản thông xe và khánh thành vào năm 2021”, Thủ tướng nói.

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 - Ảnh: VGP

Sáng 1.8, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7.2019 tăng 0,18% so với tháng trước, bình quân 7 tháng năm 2019 tăng 2,61% so với cùng kỳ, là mức tăng bình quân 7 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá (9,4%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao 10,7%.

Vốn FDI thực hiện đạt 10,6 tỉ USD, tăng 7,1%. Hơn 79.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Có 24,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng gần 30%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng tăng cao (11,6%), sức mua tiêu dùng tăng cao, lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào. Khách quốc tế tháng 7.2019 đã tăng trở lại, đạt hơn 1,3 triệu lượt, tính chung 7 tháng đạt 9,8 triệu lượt, tăng 7,9%.

Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 145 tỉ USD, tăng 7,5%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực FDI là 5,6%; tỉ trọng của khu vực trong nước có xu hướng tăng lên, chiếm 30,3% (cùng kỳ là 29%). Xuất siêu 1,8 tỉ USD.

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng cho biết việc bốn ngân hàng lớn của Việt Nam đồng loạt hạ lãi suất từ sáng nay sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, tạo điều kiện cho kinh doanh, giúp tăng trưởng tốt hơn.

Thủ tướng cũng cho biết về thông tin vừa được công bố sáng nay, đó là chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng) của Việt Nam tháng 7 tăng so với tháng 6 (từ 52,5 điểm lên 52,6 điểm). So sánh với các nước ASEAN, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 sau Myanmar (52,9 điểm), xếp trên Philippines (52,1 điểm), Thái Lan (50,3 điểm). Ước tính dựa vào PMI cho thấy sản lượng ngành sản xuất sẽ có thể tiếp tục đạt mức tăng trưởng hai con số theo năm vào quý 3/2019.

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, các tổ chức quốc tế vẫn có đánh giá tích cực tình hình, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2019 và các năm tới. ADB đánh giá Việt Nam tăng trưởng 6,8%, IMF dự báo tăng 6,5%, WB là 6,6%, HSBC là 6,7%. Chỉ số Phát triển bền vững năm 2019 (SDG Index 2019) của Việt Nam tăng 3 bậc, xếp hạng 54/162 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 ở ASEAN.

Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII Index 2019) mới được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, theo đó Việt Nam tiếp tục tăng 3 bậc, xếp hạng 42/129 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 3 ở ASEAN.

“Vừa rồi, tôi dự hội nghị xúc tiến đầu tư ở tỉnh miền núi Lào Cai và Kiên Giang thì tôi thấy không khí đầu tư làm ăn của các nhà đầu tư trong nước rất tốt. Lần này, đặc biệt là nhiều nhà đầu tư trong nước đầu tư quy mô lớn. Đây là dấu hiệu đáng mừng của nền kinh tế tự cường”, Thủ tướng nói và lưu ý, không được chủ quan, nâng cao trách nhiệm, quyết liệt hơn, chung sức đồng lòng vượt qua thử thách.

Thủ tướng cũng cho biết công tác an sinh xã hội, việc làm, giảm nghèo, y tế, giáo dục được chú trọng. Đời sống người dân tiếp tục được cải thiện. Số hộ phát sinh thiếu đói giáp hạt giảm gần 32% so với cùng kỳ, hỗ trợ thiếu đói gần 3.900 tấn gạo.

Thủ tướng nhìn nhận, ý thức bảo vệ môi trường được nâng cao. Việc vận động doanh nghiệp, người dân giảm sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần đang đạt kết quả tích cực.

Tại phiên họp, Thủ tướng cho rằng, cũng cần tập trung thảo luận về các tồn tại, hạn chế, yếu kém để sớm khắc phục, đưa ra các biện pháp, đối sách cụ thể như: nông nghiệp gặp nhiều khó khăn; bão số 3 đang tiến gần vào bờ với cường độ mạnh hơn; nắng nóng gay gắt, kéo dài ở miền Trung, Tây Nguyên; dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành; giá cả một số nông sản giảm...

Về việc nhiều công trình công nghiệp, năng lượng, giao thông trọng điểm tiếp tục chậm tiến độ, Thủ tướng nhấn mạnh, “cần thúc đẩy giải quyết”.

Vừa qua, một số bộ trưởng như Bộ GTVT đã có báo cáo Chính phủ vấn đề này và Thủ tướng đã có quyết sách xử lý một số công trình. Ví dụ như tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng Chính phủ quyết tâm dồn sức để lo làm xong con đường này vì “chúng ta đã hứa với đồng bào ĐBSCL nhưng nhiều năm chưa làm được” để cuối năm 2020 cơ bản thông xe và khánh thành vào năm 2021. Theo Thủ tướng, nhiều công trình năng lượng cần tiếp tục thúc đẩy để bảo đảm điện cho sinh hoạt, sản xuất.

Tồn tại nữa theo Thủ tướng là vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn chưa cải thiện nhiều. Sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Lĩnh vực văn hóa, xã hội còn một số hạn chế. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ góp ý thêm về những bức xúc nổi lên để cùng tháo gỡ.

Lam Thanh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long
34 phút trước Sự kiện
Sáng 19.1, Chủ tịch nước Lương Cường và phu nhân cùng đại diện lãnh đạo các bộ ban ngành trung ương, thành phố Hà Nội, và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính Thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: 'Chúng ta hứa với đồng bào ĐBSCL nhiều năm nhưng chưa làm được'