Theo thông báo của trường đại học Sư phạm TP.HCM, thí sinh xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên phải cao từ 1,5 m trở lên. Tiêu chí xét tuyển này hiện đang gây tranh cãi gay gắt, khi nhiều ý kiến cho rằng nghiêng về hình thức, thay vì quan tâm đến năng lực, phẩm chất.

Cao trên 1m5 mới được thi sư phạm: Có cấm người khuyết tật làm giáo viên?

Hải Yến | 14/02/2019, 05:51

Theo thông báo của trường đại học Sư phạm TP.HCM, thí sinh xét tuyển các ngành đào tạo giáo viên phải cao từ 1,5 m trở lên. Tiêu chí xét tuyển này hiện đang gây tranh cãi gay gắt, khi nhiều ý kiến cho rằng nghiêng về hình thức, thay vì quan tâm đến năng lực, phẩm chất.

Đưa ra ý kiến của mình, thạc sĩNgô Thị Kim Chi cho biết, quy định những học sinh cao trên 1m5 mới được thi vào sư phạm là chưa phù hợp. Trong tất cả các ngành, sư phạm là một nghề đặc biệt cao quý, việc đưa quy chế những học sinh cao 1m5 trở lên mới được thi sư phạm mang tính chất giới hạn như thế này cần căn cứ nghiên cứu thực tếở Việt Nam, không nên dựa vào suy nghĩ chủ quan của bất cứ một trường nào lấy danh là tự chủ để quy định.

Ở giáo dục, quan trọng nhất là chữ tâm, hãy xem "chiều cao" chỉ là tiêu chuẩn để ưu tiên chứ không nên bắt buộc, vì nếu cứ áp khung sẽ làm mất đi cơ hội của không ít người tài muốn cống hiến cho giáo dục. Nếu xét về yếu tố ngoại hình thì ngay chính sự bức xúc của cộng đồng cũng đã nói lên rằng quan điểm này, yêu cầu này chưa phù hợp.

"Việc có ngoại hình tốt sẽ là điểm cộng đối với các giáo viên, các giảng viên. Tuy nhiên, với cả học sinh từ 1m5hoặc dưới 1m5,các em hoàn toàn vẫn có quyền mơ ước được đứng trên giảng đường, được thực hiện ước mơ gieo con chữ cho các em học sinh ở thế hệ mai sau. Nếu cứ áp dụng hình thức thì việc có năng khiếu, nâng cao điểm số cũng không được chú ý là hết sức khiên cưỡng” - Nữ hoàng doanh nhân Ngô Thị Kim Chi cho hay.

Thạc sĩ Ngô Thị Kim Chi khẳng định ngành giáo dục nên chú trọng đào tạo Tâm và Đức chứ không nên chú ý ngoại hình.

Ví dụ, thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận. Ông đã chứng minh cho mọi người thấy một người tật nguyền như ông vẫn có thể trở thành người có ích cho xã hội. Người thầy tật nguyền nhưng sáng ngời ý chí và nghị lực, tâm huyết với ngành giáo dục, đã truyền lửa cho biết bao thế hệ học sinh. Ông được vinh dự nhận danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Tên tuổi Nguyễn Ngọc Ký đã được mọi người biết đến với lòng trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục.

"Chính vì thế, với quy định học sinh cao trên 1m5mới được thi sư phạm, tôi hoàn toàn phản đối, vìnhư vậy dễ lọt mất những người giỏi về mặt sư phạm, tri thức, nhiệt tình với nền giáo dục. Nhiều người thấp bé, khuyết tật vẫn có thể đào tạo thành cán bộ quản lý, có tâm, nhiệt tình với ngành giáo dục. Chẳng lẽ những người khuyết tật họ lại không có được mơ ước làm giáo viên?" - thạc sĩ Kim Chi đặt câu hỏi.

Đưa ra ý kiến của mình, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam cho rằng, về tuyển sinh một cách đại trà, các trường sư phạm cũng có thể ưu tiên những người cao ráo, ngoại hình đẹp nhưng không nên quá khắt khe đưa ra quy định hà khắc, như vậy dễ lọt mất những người giỏi về mặt sư phạm, tri thức và nhiệt tình với giáo dục.

"Chính vì thế, ví dụ những người khuyết tật họ có đam mê làm giảng viên, làmgiảng dạy với các em nhỏ trong tương lai, đó là những điều chúng ta cần khuyến khích. Đặc biệt những người khuyết tật mà có tài, có ý chí vươn lên thì càng đáng trân trọng để đào tạo thành cán bộ quản lý, nhiệt tình với ngành giáo dục, phụ trách các công tác chuyên môn, am hiểu thông thạo''.

GS.TS Phạm Tất Dong - Phó chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam

Đưa quan điểm về quy định này, TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng, quy định này không phù hợp, vì nếu một côgiáo có tầm vóc bé nhỏ hoặc tàn tật nhưng lại có năng khiếu sư phạm, biết cách tạo cảm hứng học tập cho học sinh thì điều đó cũng đáng trân trọng và khuyến khích. TS Vũ Thu Hương cho rằng quy định về chiều cao là do nhà trường muốn giáo viên có ngoại hình “bắt mắt”. Tuy nhiên, quy định này không phù hợp vì đúng là chiều cao khiêm tốn quá cũng là hạn chế, nhưng với giáo viên quan trọng nhất là có kiến thức, kỹnăng sư phạm và biết tạm cảm hứng.

Đứng ở góc độ của người làm công tác quản lý giáo dục, GS.TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng đại học Sư phạm Hà Nội nêu ý kiến: “Các trường đại học được tự chủ khi đặt ra quy định về tuyển sinh, miễn sao không vi phạm nhân quyền. Giáo viên cũng là nghề rất đặc thù, cần nhân cách, đạo đức, tác phong, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Việc có ngoại hình cũng có những thuận lợi nhất định. Nhưng việc cân bằng giữa năng lực và ngoại hình, cần chú ý sao cho phù hợp nhất.

Riêng về cá nhân tôi, nếu vẫn còn làm hiệu trưởng nhà trường sư phạm thì tôi sẽ không đưa ra tiêu chí này vì giáo viên cao hay xinh mà chuẩn mực đạo đức, năng lực không ra gì thì cũng chẳng để làm gì. Điều này nếu đưa ra chỉ là hình thức, cấm cản theo hình thức”, GS.TS Đinh Quang Báo khẳng định.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lời giải bài toán thiếu nhân lực số tại Việt Nam
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
Số lượng nhân sự về công nghệ số mà các công ty tại Việt Nam còn thiếu hằng năm khoảng 170.000 người. Giải pháp nào để tháo gỡ thực trạng này?
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cao trên 1m5 mới được thi sư phạm: Có cấm người khuyết tật làm giáo viên?