Nazim Mahmood - một người đồng tính Hồi giáo, đã nhảy lầu tự vẫn sau khi công khai với cha mẹ được 7 tháng. Matthew Ogston, người tình trong 13 năm của anh đã kể lại câu chuyện và được đăng tải trên tờ The Guardian vào ngày 21 tháng 03 năm nay.  

Câu chuyện buồn về một người đồng tính Hồi giáo tại Anh

Một Thế Giới | 02/04/2015, 09:44

Nazim Mahmood - một người đồng tính Hồi giáo, đã nhảy lầu tự vẫn sau khi công khai với cha mẹ được 7 tháng. Matthew Ogston, người tình trong 13 năm của anh đã kể lại câu chuyện và được đăng tải trên tờ The Guardian vào ngày 21 tháng 03 năm nay.  

Mùa xuân năm trước, Matthew Ogston và Nazim Mahmood dọn đến căn nhà mơ ước của mình. Căn hộ nằm ở tầng trên cùng của một tòa nhà tọa lạc tại phía Tây Bắc London (Anh) với góc nhìn tuyệt đẹp. Nazim là một bác sĩ điều hành 3 phòng khám còn Matthew là một chuyên viên thiết kế web.  
Cuộc sống của Nazim hoàn toàn khác biệt với cộng đồng Hồi giáo lao động truyền thống mà anh từng lớn lên. Anh đã từ bỏ thế giới bảo thủ và khép kin đó để đến với một cuộc sống mới. Trong tuần đầu tiên ở căn hộ, hai người đã cùng nhau đứng ở ban công ngắm nhìn toàn London từ trên cao. Matthew nhìn Nazim và nói: "Cuối cùng chúng ta cũng đã làm được điều này". Cả hai cùng mỉm cười. Bốn tháng sau, Nazim nhảy khỏi chính ban công đó và qua đời. Khi ấy, anh vừa tròn 34 tuổi. 
Nguoi dong tinh, Hoi giao
 
Nazim chỉ mới 21 tuổi khi anh gặp Matthew vào tháng 11 năm 2001. Khi ấy, Matthew đang ở trong một câu lạc bộ đồng tính ở Birmingham và Nazim đã mở lời làm quen. Sự e thẹn của Nazim làm Matthew thích thú. Họ bắt đầu trò chuyện. "Giữa chúng tôi có sự kết nối tức thì", anh nhớ lại. Cũng chính trong lần đầu tiên đó, Nazim đã nói với Matthew rằng: "Tôi là người Hồi giáo, như vậy có sao không?"
Kể từ ngày hôm đó, dường như không gì có thể chia cắt họ. Matthew khi ấy đã làm việc thiết kế web còn Nazim vẫn là sinh viên y khoa. Cả hai gia đình đều không biết họ là người đồng tính. 
Một năm sau, họ mua một căn nhà 2 phòng ngủ, nên gia đình vẫn tưởng họ chỉ là bạn bè. "Chúng tôi thường phải khép kín cửa sổ hay cửa chính để không ai có thể thấy được bên trong", Matthew kể lại. "Khi chúng tôi đi ra đường, chúng tôi luôn giữ khoảng cách phòng trường hợp người nhà có thể thấy". Nhưng họ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi vì điều đó. 
Năm 2004, sau khi Nazim nhận được công việc tại một bệnh viện ở London, họ lập tức chuyển đến thủ đô. Họ sẽ sống xa gia đình, tại một nơi không ai biết họ là ai và họ sẽ có thể gầy dựng một cuộc sống hoàn toàn khác. "Ở London, chúng tôi hoàn toàn tự do", Matthew nói. "Chúng tôi không phải lo lắng việc chạm mặt gia đình mình".
Nguoi dong tinh, Hoi giaoNguoi dong tinh, Hoi giao
Họ bắt đầu có nhiều bạn bè và nhiều mối quan hệ xã hội mới. Nhưng cuộc sống mới này lại được xây dựng trên nền tảng của sự dối trá và đau khổ. Nazim phải sống hai cuộc sống cùng một lúc. Gia đình anh hầu như không biết đến Matthew và cứ nghĩ anh ấy là một người đầu tư cho căn hộ của con trai họ. Trong những dịp hiếm hoi khi họ đến London, Matthew phải qua đêm ở nhà trọ. "Chúng tôi phải làm căn hộ bớt đồng tính đi", Matthew kể, "Chúng tôi phải giấu hết hình ảnh của Kylie hay Cher và bất kỳ bức ảnh hay vật dụng nào phản ánh mối quan hệ của chúng tôi".
Nazim không thích nói về gia đình của mình. Anh đã từ bỏ Birmingham và nghĩ rằng nếu cứ nói về chuyện đau đớn hay tội lỗi sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống cả hai ở London. Anh từ chối sống như một cậu bé Hồi giáo với gia đình mình ở Birmingham và hoàn toàn hạnh phúc ở London. 
Nguoi dong tinh, Hoi giao
Dịp kỷ niệm 10 năm gặp nhau, Matthew và Nazim tổ chức một buổi tiệc tại một câu lạc bộ. Nazim đã bắt đầu điều hành các phòng khám riêng của mình và Matthew cũng khá thành công tại một công ty phần mềm. Trong bữa tiệc, Matthew yêu cầu DJ chơi nhạc nhỏ lại và anh đã quỳ gối và cầu hôn người yêu của mình. "Anh ấy nhìn tôi và khuôn mặt anh bừng sáng", Matthew hồi tưởng.
Sau đó, Matthew đã công khai với gia đình. Họ chấp nhận và yêu thương cả hai người. Còn với Nazim, anh luôn phải giữ giới hạn với gia đình Hồi giáo bảo thủ của mình ở Birmingham. 
Vào ngày thứ 7 cuối cùng của tháng 7 năm 2014, cả hai lái xe về Birmingham. Đó là một thời điểm rất kì quặc: Một người bạn thân của cả hai vừa qua đời và họ phải quay về London vào thứ hai để dự đám tang. Cuối tuần đó cũng là ngày Eid, một ngày lễ Hồi giáo. 
Khi về đến nhà, cả gia đình Nazim đã rất nóng giận khi anh về trễ và lại muốn đi sớm để dự lễ tang. Nhiều chuyện đã được nói ra đã khiến Nazim buồn lòng nhưng Matthew không biết cụ thể là những gì. "Anh là một người tốt", Nazim chỉ nói trong nước mắt, "Tại sao mọi người lại không thể chấp nhận anh chứ?”
Ngày hôm đó, mẹ Nazim đã đột ngột hỏi, "Có phải là vì con thích đàn ông không?" Và Nazim, sau nhiều năm che dấu và trốn tránh để bảo vệ quan hệ của anh và Matthew đã làm điều mà bản thân anh cũng không thể ngờ đến. Anh kể hết mọi chuyện cho họ nghe. 
Khi quay về London, Nazim vẫn còn sốc. Khi nói với mẹ mình về xu hướng tính dục cũng như quan hệ của anh và Matthew vào tháng 12 năm ngoái, anh chỉ nhận được sự bất đồng của bà. Bà nói anh nên gặp chuyên gia tâm lý để có thể "được chữa lành".
Nguoi dong tinh, Hoi giao
Mary Hassel, nhân viên điều tra cái chết của Nazim đã nói: "Thật không thể tin được một người đàn ông trẻ với tương lai đầy hứa hẹn lại có thể tự vẫn. Nhưng theo những gì biết được, anh ấy đã rất đau buồn vì gia đình không chấp nhận con người thật của mình".
Nazim chưa bao giờ có ý định công khai với gia đình, do đó khi nhận được phản ứng cực đoan của mẹ, anh đã không biết phải hành xử như thế nào. 
Vào chiều hôm đó và ngày hôm sau, cả hai đều đến dự lễ tang của bạn mình nhưng Matthew kể lại rằng Nazim luôn giữ khoảng cách và vẫn cố gắng chứng tỏ mình không sao. Vào chiều thứ ba, Nazim giúp đỡ Matthew với các giấy tờ để anh bắt đầu công việc mới vào sáng hôm sau rồi cả hai đi ngủ.
Trong văn phòng ngày hôm sau, Matthew nhận được tin nhắn từ chị gái mình viết rằng "gọi cho chị ngay". Đó là một buổi chiều thứ 4, ngày 30 tháng 4. Matthew gọi lại cho chị mình và được bảo là hãy về nhà ngay mà không nói rõ lý do. Anh không nghĩ vấn đề là ở Nazim bởi vì họ vừa mới nói chuyện vào buổi trưa hôm đó và Nazim đã gọi cho anh lúc 3 giờ rồi hai lần lúc 5 giờ. Nhưng hôm đó là ngày đầu tiên ở văn phòng mới nên anh cứ bận họp suốt và không thể nhận cuộc gọi. Nhưng sau đó anh đã gọi lại cho Nazim. Chẳng lẽ trong nhà lại bị đe dọa đánh bom? Anh vội vã chạy về nhà. Matthew nhớ lại: "Khi ấy cứ như là chạy vì cuộc sống của mình vậy".
"Tôi đã đẩy nhiều người ra để đến khu vực đèn xanh nhấp nháy với nhiều băng ngăn cách của cảnh sát và tôi thấy tấm mền đỏ che một thứ gì đó trên nền nhà".
Nguoi dong tinh, Hoi giao
 
Matthew bắt đầu gào thét. Sau đó, anh được hộ tống vào trong xe cảnh sát. Nhiều người bạn đã đến hiện trường và choáng vì sốc.
Trong lễ tang của Nazim, Matthew đã đến nghĩa trang Handsworth từ rất sớm. Sau cái chết của Nazim, Matthew đã gặp gia đình của anh nhưng mọi chuyện vẫn rất căng thẳng và ngượng ngịu. Họ không muốn đối mặt với sự xấu hổ có một người con trai đồng tính và cả việc người con đồng tính của họ có một người tình không theo đạo Hồi. Tuy nhiên, vì tôn trọng con mình mà mẹ Nazim không làm lớn chuyện. Matthew cũng không đòi hỏi vai trò nào trong tang lễn diễn ra vào 3:30 chiều hôm ấy.
Chỉ còn không đến nửa tiếng mà vẫn không thấy ai đến, Matthew bắt đầu lo lắng. Anh có thể thấy từ xa một lễ an táng đang diễn ra. "Tôi đến hỏi các nhân viên ở đó nơi Nazim sẽ được chôn và họ nói Tôi xin lỗi, anh ấy đã được an táng rồi".
Matthew chạy đến khi gia đình Nazim đã đổ đất lên quan tài của anh. "Tôi đã rất tức giận, tôi không thể làm gì cả. Tay chân tôi quíu lại. Tôi thấy mình bị lừa". Hóa ra, gia đình Nazim đã báo Matthew sai giờ.
Nguoi dong tinh, Hoi giao
Matthew trở về London với tâm trọng tuyệt vọng. "Tôi muốn kết thúc mọi thứ. Tôi muốn nối gót Naz và nhảy khỏi ban công". Bạn bè của anh luôn thay phiên nhau trông chừng anh. "Mỗi khi tôi bước đến ban công, bạn của tôi liền chặn lại. Tôi không tìm thấy một lý do gì để tiếp tục sống". Và sau đó không lâu, Matthew khẳng định, "Tôi đã nghe thấy giọng nói của Naz". Anh chắc chắn Nazim đã nói chuyện với mình, kêu anh xây dựng một tổ chức giúp đỡ những người đồng tính trẻ đang chịu áp lực vì kỳ thị trong tôn giáo. Và khi ấy, Matthew đã có một lý do để tiếp tục đi tiếp. 
Tổ chức Naz và Matt ra đời hai tuần sau tang lễ của Nazim trong một buổi lễ đặc biệt. Buổi lễ có sự góp mặt của những thành viên đồng tính Hồi giáo, Hindu, Rabbi… Matthew chưa từng gặp chuyên gia tâm lý nào vì anh nghĩ không ai có thể giúp anh thoát khỏi câu hỏi ám ảnh mình bấy lâu nay: Ai là người chịu trách nhiệm cho cái chết của Nazim? 
"Tôi đổ lỗi cho cộng đồng cổ hủ đã tiếp sức cho các gia đình tin rằng danh dự của họ quan trọng hơn cả việc yêu thương con cái mình", anh nói. "Sự tôn trọng và danh dự gia đình còn quan trọng hơn của hạnh phúc của những người con đẻ của họ. Ghê tởm không chứ?"
Nguoi dong tinh, Hoi giao
Mục đích của tổ chức Naz và Matt chính là thay đổi quan điểm sống này. Matthew cho biết tổ chức này đã cho anh lý do để tiếp tục sống nhưng anh vẫn thấy khó khăn khi đối diện với cái chết của Nazim. "Tôi phải uống thuốc ngủ và thuốc an thần. Tôi không ngủ được vì tôi biết tôi sẽ phải thức dậy và đối diện với nhiều nỗi đau hơn khi anh ấy không còn nữa".
Nazim và Matthew đã đính hôn được 3 năm nhưng vẫn chưa làm lễ cưới. "Tôi đã sẵn sàng đổi họ của mình khi cưới", Matthew nói. "Naz nói thật không đúng khi kết hôn mà không mời mẹ của anh ấy. Anh mong mỏi một tình yêu không đòi hỏi từ phía mẹ mình. Đó là điều anh luôn khao khát: Tình yêu và sự chấp nhận".
Toàn Tăng (Theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu chuyện buồn về một người đồng tính Hồi giáo tại Anh