Trong khi Đức chiến đấu chống lại Liên Xô ở mặt trận phía Đông, sĩ quan không quân Đức Willi Shultz gặp tình yêu của mình ở khu người Do Thái thành phố Minsk năm 1942, chuyện này đã khiến anh đổi phe và cứu 25 người thoát chết. Chính vì tình yêu đẹp và đau đớn này mà nó được lấy cảm hứng cho bộ phim ‘Stalingrad’ (ra rạp năm 2013), nơi một câu chuyện tương tự được trình chiếu

Câu chuyện về sĩ quan Đức Quốc xã yêu người phụ nữ Do Thái trong Thế chiến thứ 2

MÊ LINH | 06/07/2019, 10:18

Trong khi Đức chiến đấu chống lại Liên Xô ở mặt trận phía Đông, sĩ quan không quân Đức Willi Shultz gặp tình yêu của mình ở khu người Do Thái thành phố Minsk năm 1942, chuyện này đã khiến anh đổi phe và cứu 25 người thoát chết. Chính vì tình yêu đẹp và đau đớn này mà nó được lấy cảm hứng cho bộ phim ‘Stalingrad’ (ra rạp năm 2013), nơi một câu chuyện tương tự được trình chiếu

Khu người Do Thái tại thành phố Minsk là địa ngục trần gian. Từ tháng 7.1941 đến tháng 10.1943, thành phố của Liên Xô, giờ là thủ đô của Belarus, bị người Đức chiếm đóng. Theo Leonid Smilovitski, một nhà sử học người Israel gốc Belarus, gần 100.000 người Do Thái đã bị giết trong suốt giai đoạn đó. Trước khi bị tàn sát, họ phải sống trong những điều kiện khủng khiếp, tách biệt với thành phố, giống như gia súc trong chuồng.

“Tất cả mọi thứ trong khu người Do Thái đều nhằm mục đích tước đoạt không chỉ lòng tự trọng mà còn hình dáng con người của chúng tôi”, Mikhail Treister, một trong những người sống sót trong nạn tàn sát người Belarus hồi tưởng. “Sự đói khát, cái lạnh băng giá, quần áo rách rưới, những dấu hiệu nhận dạng trên lưng chúng tôi…Chúng tôi chủ yếu ăn bánh nướng làm bằng vỏ khoai tây. Và đối với bất cứ sự vi phạm những quy định nào của người Đức, chúng tôi chỉ có đối mặt với một loại hình phạt duy nhất: cái chết”.

Những ngã rẽ ở Minsk

Không chỉ những người Do Thái ở Liên Xô sống trong những điều kiện như thế - người Đức mang người Do Thái từ khắp châu Âu đến khu người Do Thái ở Minsk (cũng như đến những khu người Do Thái ở Warsaw, Lviv, Lódz và những nơi khác) nhằm thực hiện ‘Giải pháp cuối cùng’ khét tiếng. Đó là cách Ilse Stein 18 tuổi, một cô gái Do Thái từ Frankfurt am Main, Đức nhận ra mình ở Minsk vào năm 1942.

Tình cờ, cùng thời điểm đó, một sĩ quan mới đã chuyển đến khu người Do Thái để phục vụ trong chính quyền. Tên của anh là đại úy Willi Shultz.

“Anh ấy không phải là người chống phát xít, và chiến đấu dũng cảm trong chiến tranh”, chuyên gia về các vấn đề thời sự Lev Israelevich viết. Trước đó, Shultz phục vụ trong không quân Đức ở mặt trận phía Tây, nhưng sau khi bị thương anh được chuyển đến Minsk và phụ trách công việc khai thác gỗ. “Tuy nhiên, chiến đấu ngoài mặt trận khác với làm việc trong trại tử thần”.

Khu người Do Thái ở Minsk

Gặp gỡ và yêu thương

Có lẽ Shultz đã thất vọng với bạo lực của Đức Quốc xã, nhưng cuộc gặp gỡ của anh với Stein đã làm anh thay đổi thái độ. “Sau cuộc hành quyết tháng 3.1942, chính phủ thành lập các nhóm làm việc mới, bao gồm những người làm về khai thác gỗ, phụ trách sưởi ấm tòa nhà chỉ huy”, Smilovitski viết. Đó là cách Shultz gặp Stein.

Đó là sự mất trí - một câu chuyện tình trong khu người Do Thái, nơi hàng chục người bị giết mỗi đêm. Stein thú nhận điều này với bản thân trong bộ phim tài liệu, Người phụ nữ Do Thái và viên đại úy: “Máu chảy lênh láng trên các con đường, thật là khủng khiếp… Nếu không phải là ngày hôm nay, chúng tôi sẽ chết vào ngày mai. Không thể thoát khỏi sự rùng rợn ở đó”.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ nhất đã xảy ra: viên đại úy Đức Quốc xã yêu người phụ nữ Do Thái và mối quan hệ của họ trở nên lãng mạn. Không rõ liệu Stein có yêu anh ấy không. Cháu ngoại của bà là Roman Yablonko đã viết một bài báo, Số phận của Ilse Stein: “Larisa, con gái bà, được hỏi liệu mẹ cô có bao giờ đề cập đến Shultz (sau khi ông mất). Cô con gái đã trả lời rằng Ilse ghét ông ấy. Mọi thứ bà làm là để cứu sống bản thân và các chị em gái của mình”.

Khu người Do Thái ở Minsk với tấm bảng ghi: “Cảnh báo, những người cố vượt qua hàng rào sẽ bị bắn”

Say tình

Nếu Stein chỉ giả vờ có tình cảm với viên đại úy, thì tình yêu của họ rất thật đối với anh và có tác động mạnh đối với người đàn ông. “Tình yêu của anh dành cho Ilse đã làm anh thay đổi hoàn toàn”, bạn của Stein trong khu người Do Thái kể về Schultz trong bộ phim tài liệu. “Anh trở thành con người khác hẳn”. Thật ra, Willi Shultz trở thành kẻ phá hoại của khu người Do Thái - có lẽ anh là người Đức duy nhất ở Minsk cố gắng cứu sống người Do Thái.

Một lần, vào tháng 7.1942, khi cuộc tàn sát người Do Thái khác xảy ra, Shultz đã bảo vệ Stein và tất cả những công nhân Do Thái khác dưới sự chỉ huy của anh bằng cách nhốt họ trong hầm của tòa nhà chính phủ, điều này có thể cứu sống họ. Sau này, hồ sơ của anh cho thấy, các nhà chức trách Đức nhận ra Shultz không đáng tin: có những tài liệu ghi chép chỉ ra rằng anh “bí mật nghe đài Moscow”, “cảnh báo 3 người Do Thái về cuộc tàn sát vào tháng 1.1943, cứu sống họ”. Sự trừng phạt trở thành vấn đề thời gian.

Willi Schultz và Ilse Stein (bức hình duy nhất hai người chụp chung)

Bỏ trốn
Có lẽ Shultz không nhận ra rằng anh đang gặp nguy hiểm, nhưng anh biết anh phải cứu Stein vìtất cả người Do Thái ở Minsk rõ ràng phải chết. Trước khi rời khỏi Minsk vào năm 1944, Đức Quốc xã sẽ tử hình từng người. Vì thế, anh tìm những chiến lược khác nhau: làm hộ chiếu giả, sống sótkhi băng qua mặt trận với sự giúp đỡ của một người bạn phi công không quân Đức - nhưng không chuyện nào có kết quả.

Chỉ có một cơ hội cuối cùng: bỏ trốn để tìm đến với du kích Liên Xô. Liza Gudkevich, một phụ nữ Do Thái địa phương và là bạn của Stein, có mối liên hệ với một trong những nhóm du kích; vì thế, cùng với Shultz và một vài người du kích họ lên kế hoạch cho một cuộc bỏ trốn liều lĩnh.

Vào ngày 30.3.1943, lấy cớ các xe dỡ hàng, Shultz yêu cầu một xe tải và một đội ngũ gồm 25 công nhân Do Thái, trong đó có Stein và Gudkevich. Ngay khi họ rời khỏi thành phố và tiến gần đến khu vực do du kích kiểm soát, Shultz bắn chết tài xế và tự mình lái xe. Những người Đức đã nổ súng nhưng, may thay, tất cả 25 người đều an toàn trong rừng.


Khu người Do Thái ở Minsk

Cái kết buồn

Tuy nhiên, câu chuyện này có cái kết buồn, ít nhất là đối với Willi Shultz. Sau nửa năm làm việc với du kích Liên Xô, chính thức trở thành kẻ bội giáo, Shultz được gửi đến Moscow nơi các nhà chức trách tách anh khỏi Ilse, người đang mang thai ở thời điểm đó. Shultz sống trong trường Bộ Dân ủy Nội vụ gần Moscow; một số nguồn tin kể rằng anh được đào tạo để làm gián điệp. Nhưng anh không bao giờ có cơ hội là gián điệp: vào ngày 31.12.1944, anh qua đời vì viêm màng não.

Về phía Stein, cô sống lâu hơn người yêu gần 50 năm, mất vào năm 1993. Giọt máu của cô với Shultz chết sau khi chào đời, nhưng cô chấp nhận hoàn cảnh, học tiếng Nga, lập gia đình và sống ở thành phố Rostov trên sông Đông ở miền nam nước Nga, nơi cô có những đứa con và sau đó là cháu. Nếu so với cuộc thảm sát hàng ngàn người ở Minsk, số phận của Stein rất may mắn, nhờ vào viên sĩ quan không quân Đức.

Mê Linh - Ảnh: Internet
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
3 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Câu chuyện về sĩ quan Đức Quốc xã yêu người phụ nữ Do Thái trong Thế chiến thứ 2