Trẻ nên được giáo dục về giá trị đồng tiền và cách tiêu tiền từ rất sớm để có thể làm chủ cuộc sống sau này.

Cha mẹ nên dạy trẻ như thế nào về tiền?

La Hường | 11/03/2017, 20:23

Trẻ nên được giáo dục về giá trị đồng tiền và cách tiêu tiền từ rất sớm để có thể làm chủ cuộc sống sau này.

Khi bạn tiêu tiền, con đang nhìn bạn đấy

Bởi thế, hãy thông qua mọi nhẽ về lựa chọn mua sắm của bạn, cho con thấy cách bạn đưa ra quyết định về cái gì đáng mua và cái gì không. Như vậy con sẽ thấy rõ rằng bạn không mua tất cả những thứ mình thích, bạn mua những gì mình có thể chi trả được.

Cho con tiền theo khoản

Đừng thỉnh thoảng đưa con ít tiền lẻ tẻ mỗi khi chúng xin, thay vào đó, bạn cho con tiền theo khoản để con biết học cách hoạch định ngân sách tài chính từ sớm. Với một khoản như vậy, trong ngần này thời gian (có thể là theo tuần), con sẽ phải cân đối chi tiêu thế nào cho hợp lý. Chưa hết tuần mà hết tiền thì con cũng không được cho thêm. Như vậy dần dầncon sẽ nhận ra rằng tiền không sẵn có, và việc ta lựa chọn nên mua gì, làm gì là điều quan trọng.

Nói con biết tiền đến từ đâu

Hai nhà tâm lý có ảnh hưởng người Ý, Anna Berti và Anna Bombi nhận thấy rằng, ở lứa tuổi 4-5, trẻ có xu hướng nghĩ rằng tất cả mọi người đều có tiền, cứ đến ngân hàng lấy hoặc được người bán hàng "cho" (tiền trả lại). Hãy cho con biết vì sao chúng ta lại có tiền ở ngân hàng và để kiếm tiền, mọi người đều phải làm việc như thế nào.

Dạy trẻ cách kiếm tiền nhờ nỗ lực của chính mình

Thật thú vị, trẻ con thích tiền từ khá sớm. Những đứa trẻđược 3, 4 tuổi đã có thể hiểu rằng có tiền là mua được những thứ mình muốn. Vì vậy, cha mẹ có thể tạo lập thói quen để trẻ tự kiếm tiền và chi trả cho các nhu cầu của mình.

Đừng vội coi đó là hoang đường, hãy trở thành “ông chủ” của con. Trẻ có thể làm được những việc trong khả năng của mình, như làm việc nhà: gấp quần áo, tưới cây, chăm sóc thú cưng...

Tự kiếm tiền không chỉ giúp trẻ cân nhắc hơn khi quyết định mua, nó còn giúp trẻ hiểu được kiếm tiền không hề dễ dàng.

Không phải cứ muốn là được

Khi vào siêu thị, trẻ nhỏ thường thích gần như mọi thứ, nhất là đồ ăn và đồ chơi. Cha mẹ không nên đáp ứng mọi yêu cầu của trẻ, dù là những thứ ít giá trị.

Không nên từ chối trẻ bằng cách đánh lạc hướng hoặc lôi kéo, hãy giải thích cho con rằng không dễ để chi trả những khoản phí không cần thiết. Tuy mới đầu, sẽ thật khó để trẻ tiếp nhận nhưng về lâu dài, con sẽ tạo lập thói quen chờ đợi và không nghĩ rằng, mình là trung tâm của vũ trụ.

Khuyến khích và hướng dẫn trẻ sử dụng tiền một cách khôn ngoan

Trẻ thường có những khoản thu khá lớn từ tiền mừng tuổi, tiền được người thân cho,… Nếu bạn muốn con mình trở thành người biết sử dụng đồng tiền sau này, hãy định hướng và dạy chúng cách sinh lời. Tiết kiệm cũng là một cách thông minh để mua được một món đồ giá trị trẻ luôn ao ước. Hoặc dậy chúng cách kinh doanh từ những thứ nhỏ nhất.

Luôn nhắc nhở trẻ rằng, “tiền không mọc trên cây”, phải biết cách quản lý và sử dụng khôn ngoan, nếu không chúng sẽ không cánh mà bay.

Tìm niềm vui từ những thứkhác ngoài… tiền

Dạy trẻ về giá trị và cách quản lý đồng tiền để chúng biết các kỹ năng tiết kiệm, kinh doanh và sẵn sàng… cho đi.

Niềm vui lớn nhất thường nằm trong những điều giản dị: cùng cả nhà nấu ăn, cùng đọc sách, chơi trò chơi,…

Hướng dẫn trẻ cách quản lý tiền bạc là bài học bổ ích, giúp trẻ sẵn sàng bước ra khỏi vòng bao bọc của cha mẹ với đầy đủ kỹ năng và nhanh nhạy cần thiết.

Công khai tài chính

TrangBusiness Insidercó bài phỏng vấn bà Brie Williams - Chuyên giatài chính Mỹ cho rằng việc công khai và thoải mái khi nhắc đến vấn đề tài chính cũng là một cách giáo dục cho con bạn. Theo một nghiên cứu của hãng State Street Global Advisors, chỉ có 4% gia đình Mỹ có cuộc họp mặt cả nhà để thảo luận về vấn đề tài sản, 45% gia đình cho biết tiền bạc là chuyện họ chẳng bao giờ thoải mái thảo luận.

Tuy nhiên, 65% phụ huynh Mỹ muốn cố vấn tài chính của họ trò chuyện hoặc giảng giải trực tiếp cho con họ về tiền bạc, và 62% bậc phụ huynh thì muốn cố vấn tài chính cung cấp thêm thông tin trong việc giáo dục tài chính cho con trẻ.

Thanh Hải (Tổng hợp)
Bài liên quan
Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Phó chánh văn phòng Trung ương Đảng
Chiều 20.11, tại trụ sở Trung ương Đảng, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cha mẹ nên dạy trẻ như thế nào về tiền?