"Giống như chúng ta hàng ngày thôi, nếu chỉ quen làm 8 tiếng mà phải làm việc 10- 12 tiếng thì sự mệt mỏi, uể oải là khó tránh. Tập ở CLB được phép điều chỉnh hay có thể đối phó nhưng lên Olympic VN thì phải gồng hết cỡ, do đó quá tải và dễ chấn thương..."

Chấn thương tràn lan ở Olympic VN: 'Khó tin nếu HLV Miura sai…'

Một Thế Giới | 20/03/2015, 05:50

"Giống như chúng ta hàng ngày thôi, nếu chỉ quen làm 8 tiếng mà phải làm việc 10- 12 tiếng thì sự mệt mỏi, uể oải là khó tránh. Tập ở CLB được phép điều chỉnh hay có thể đối phó nhưng lên Olympic VN thì phải gồng hết cỡ, do đó quá tải và dễ chấn thương..."

Hơn nửa quân số dính chấn thương ở nhiều mức độ khác nhau sau 3 tuần tập trung, khiến người ta buộc phải đặt dấu hỏi về giáo án huấn luyện của ông thầy người Nhật Bản phải chăng là không phù hợp, khi muốn đẩy mạnh thể lực để chuẩn bị cho vòng loại U.23 châu Á?

Với kiến thức, kinh nghiệm và những trải nghiệm có được từ thời còn thi đấu cho đến khi làm công tác huấn luyện, cựu tuyển thủ QG Trần Minh Chiến đã có những chia sẻ quan điểm của anh.

"Chưa chắc đã sai về phương pháp"

"Mỗi HLV có một cách chuẩn bị, quan điểm và triết lý bóng đá khác nhau. Vì vậy, bình thường khi ông Miura chú trọng vào việc nâng cao thể lực cho các cầu thủ. 
Bởi với cách chơi bóng ít chạm, di chuyển và hoạt động liên tục ở tốc độ cao mà HLV Miura đang áp dụng lên các đội tuyển, thể lực là yếu tố đòi hỏi hàng đầu.
Thế nên, nếu trong những ngày đầu mới lên tập trung ở Hà Nội, việc HLV Miura nhồi mạnh khối lượng vận động cũng là chuyện đương nhiên.
Cũng có thể trong suy nghĩ của ông Miura, đẩy thể lực là cần thiết, khi các cầu thủ có đến gần 10 ngày nghỉ Tết.
Với quan điểm cá nhân, tôi không tin một HLV có kiến thức, kinh nghiệm như ông Miura có thể chọn sai phương pháp huấn luyện.
Vì chưa tận mắt chứng kiến HLV Miura cho các cầu thủ Olympic tập gì, giáo án như thế nào và khối lượng vận động ra sao, nên tôi không thể nói ông Miura có cho các cầu thủ của mình tập quá nặng hoặc có sai phương pháp hay không. 
Tuy nhiên, với kiến thức cũng như kinh nghiệm bản thân, việc hàng loạt cầu thủ dính chấn thương hiện giờ ở đội tuyển Olympic VN, tôi cho rằng vấn đề lớn là nằm ở chính cầu thủ. 
Thông tin mà tôi được biết thì giáo án mà ông Miura cho đội tập luyện trong 3 tuần qua có khối lượng không quá lớn, chỉ là cường độ vận động rất cao và liên tục, thời gian thực hiện cho một buổi tập là khá dài. 
Cầu thủ của chúng ta bấy lâu nay ở CLB quen tập với cường độ vừa phải, thời gian cho mỗi buổi tập cũng chừng khoảng 90 phút đổ lại. 
Đặc biệt, khi cảm thấy không nạp nổi khối lượng, yêu cầu mà BHL đưa ra thì các cầu thủ chủ động điều chỉnh, bằng các giải pháp, như: báo chấn thương hoặc cố gắng cầm chừng, tập đối phó và lấy lệ. 
Khi phải cắn răng theo giáo án, kể cả thấy không tải được vì vượt quá khả năng thì chấn thương tất yếu xảy ra. 
Tôi cho rằng điều này là bình thường, Bởi cũng giống như chúng ta làm việc hàng ngày, thường chỉ quen làm 8 tiếng mà bắt phải lao động 10- 12 tiếng thì mệt mỏi, uể oải là khó tránh:.
Quan sát, nắm bắt và tinh ý

"Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc HLV phải quan sát, nắm bắt được cẩu thủ của mình cần gì và muốn gì, đang ở tình trạng như thế nào để qua đó điều chỉnh phù hợp, sự chủ động của cầu thủ cũng hết sức cần thiết.

Không cần phải nhất thiết "giở trò" để tự giảm khối lượng vận động, mà hãy mạnh dạn thông tin tình hình sức khỏe với bác sỹ, qua đó bác sỹ báo cáo lên HLV trưởng để điều chỉnh giáo án, vì thường HLV sẽ nghe bác sỹ. 
Tôi nghĩ với những HLV chuyên nghiệp và làm bóng đá đỉnh cao như ông Miura, chắc chắn sẽ không để ngoài tai những gì mà bác sỹ đề xuất.

Nhưng cũng khó đòi hỏi ở các cầu thủ Olympic VN hiện giờ. Đa số họ còn rất trẻ nên việc chủ động "điều chỉnh mình" trước một HLV nghiêm khắc và kỷ luật như ông Miura là cả một vấn đề.

Hơn nữa, thường những cầu thủ trẻ thì hay mang tâm lý muốn thể hiện mình. 
Thế nên, khi đứng trước những đòi hỏi cao, dù biết là khó có thể làm tốt nhưng vẫn cố, dẫn đến những hệ lụy khôn lường. 
Tôi lúc còn trẻ cũng từng lâm vào tình trạng này nên tôi biết và hiểu. Nhiều khi người đang mỏi mệt, chân thì ê ẩm nhưng vì sợ không được trụ lại, sợ mất suất đá chính, cộng với sự máu lửa của tuổi trẻ nên cứ "làm đại" và cuối cùng "dính đòn".
Chấn thương gối của tôi ngày càng nặng dẫn đến không thể tiếp tục thi đấu sau SEA Games 18 ở Thái Lan cũng vì nguyên nhân này. 
Vì vậy, nếu HLV không kinh nghiệm, không tinh ý để nhận ra vấn đề thì rất dễ mắc sai lầm, nhất là với cầu thủ trẻ".

Ngọc Uyên (theo Thể thao 24h) 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chấn thương tràn lan ở Olympic VN: 'Khó tin nếu HLV Miura sai…'