Hãng Boeing, Tập đoàn hàng không lớn nhất thế giới đã đưa ra dự báo châu Á sẽ cần đến gần nửa triệu phi công trong 20 năm tới, khi đó nền kinh tế phát triển mạnh và con người sẽ có nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không nhiều hơn.

Châu Á sẽ cần gần nửa triệu phi công trong 20 năm tới

Một Thế Giới | 10/09/2015, 17:00

Hãng Boeing, Tập đoàn hàng không lớn nhất thế giới đã đưa ra dự báo châu Á sẽ cần đến gần nửa triệu phi công trong 20 năm tới, khi đó nền kinh tế phát triển mạnh và con người sẽ có nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không nhiều hơn.

Đến năm 2034, khu vực châu Á có thể sẽ cần 226.000 phi công và 238.000 cán bộ kỹ thuật. Riêng Trung Quốc sẽ chiếm 45% trong số đó, Boeing cho biết. Theo đó, châu Á sẽ cần đến gần nửa triệu phi công trong 20 năm tới.

“Do đó, khu vực này sẽ cần một nhu cầu đào tạo lớn. Chúng tôi đã công bố con số đào tạo kỷ lục năm ngoái đối với phi công và kỹ thuật viên trên trang web của chúng tôi và chúng tôi đang tiến hành thực hiện nhiều hơn trong năm nay”, Phó chủ tịch Dịch vụ bay Boeing - Sherry Carbary cho biết.

Hiện tai, Boeing và Airbus Group SE là hai hãng có tốc độ gia tăng du lịch hàng không ở châu Á lớn nhất, trong khi đó Trung Quốc dự báo sẽ vượt Mỹ trở thành thị trường máy bay lớn nhất thế giới trong vòng hai thập kỷ tới. Theo đó, điều này đang thúc đẩy một nhu cầu lớn trong việc đào tạo phi công và các kỹ thuật viên khác.

Các hãng hàng không trên toàn thế giới sẽ cần phải thuê 558.000 phi công mới trong hai thập kỷ tiếp theo để bắt kịp với nhu cầu đi lại tăng cao và mua một chiếc máy bay trị giá 5,6 nghìn tỷ USD, Boeing dự đoán vào tháng 7 vừa qua

Vì vậy, mỗi năm khu vực này phải cần đến 28.000 phi công mới, bà Carbary cho biết thêm.

Trung Quốc sẽ cần 100.000 phi công mới trong vòng 20 năm tới, trong khi Đông Nam Á sẽ cần 57.000 phi công và Nam Á cần đến 40.000 phi công. 
Trung Quốc sẽ yêu cầu thêm 106.000 kỹ thuật viên, Đông Nam Á yêu cầu 60.000 kỹ thuật viên và Nam Á yêu cầu 37.000 kỹ thuật viên, Boeing cho biết.

Hiện nay, các hãng hàng không đã phải nhờ đến nhiều ngôi trường để làm cơ sở đào tạo cho phi công, bởi vì ở đó không có đủ người đào tạo. Do nhu cầu về phi công tăng manh nên việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào ngành công nghiệp này có thể rút ngắn tình trạng thiếu phi công, bà Carbary cho biết thêm.

“Chúng tôi không thể quyết định nhanh và chúng tôi cần phải tiếp tục tập trung vào khu vực châu Á Thái Bình Dương. Chúng tôi cần phải đảm bảo chất lượng tốt về mức độ an toàn cũng như đội ngũ phi công”, bà Carbary cho biết thêm.
Tuyết Nhung (Theo Bloomberg)
Bài liên quan
Sau 3 thỏa thuận từ Microsoft, sự bùng nổ AI tiếp tục thúc đẩy các giao dịch trung tâm dữ liệu ở châu Á
Các nhà đầu tư cổ phần tư nhân và nhà quản lý tài sản đang sẵn sàng cho những thương vụ M&A (mua bán và sáp nhập) trị giá hàng tỉ USD cùng khoản đầu tư liên quan đến trung tâm dữ liệu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi trí tuệ nhân tạo (AI) bùng nổ thúc đẩy nhu cầu về cơ sở hạ tầng kỹ thuật số.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ Chính trị ra quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới
một giờ trước Theo dòng thời sự
Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 144-QĐ/TW ngày 9.5.2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Á sẽ cần gần nửa triệu phi công trong 20 năm tới