Liên hiệp châu Âu (EU), Pháp, Đức và Anh đã gửi yêu cầu chính thức, muốn chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý để công ty của các nước thành viên EU được tiếp tục làm ăn với Iran.

Châu Âu đề nghị được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt Iran

Cẩm Bình | 07/06/2018, 15:26

Liên hiệp châu Âu (EU), Pháp, Đức và Anh đã gửi yêu cầu chính thức, muốn chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đồng ý để công ty của các nước thành viên EU được tiếp tục làm ăn với Iran.

Trong thư gửi đến Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Ngoại trưởng Mike Pompeo (Mỹ), công bố ngày 6.6, các quan chức EU nêu rõ: “Với tư cách đồng minh, chúng tôi hy vọng Washington sẽ kiềm chế, không thực hiện những hành động gây tổn hại lợi ích an ninh của châu Âu”.

Vào tháng trước, Tổng thống Trump công bố hủy bỏ quyết định Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), do Washington cùng các cường quốc Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức đạt được với Iran hồi năm 2015. Theo đó, nếu từ bỏ tham vọng phát triển vũ khí hạt nhân thì Iran đổi lại được quốc tế dỡ bỏ trừng phạt tài chính - kinh tế. Ông gọi đây là “thỏa thuận một chiều tệ hại”.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ cấm các công ty nước này làm ăn với Tehran. Bộ Tài chính Mỹ còn có kế hoạch đưa ra những biện pháp trừng phạt thứ cấp, ngăn không cho công ty châu Âu tiến hành hoạt động thương mại với quốc gia Trung Đông này. Đơn vị nào vi phạm sẽ có nguy cơ không được phép tiếp cận hệ thống tài chính của Washington, đồng thời phải chịu thêm nhiều hình phạt khác.

Những nhà lãnh đạo châu Âu đang cố gắng cứu JCPOA, nhưng nếu họ không thể đảm bảo duy trì được thương mại và đầu tư, Iran sẽ khó mà có động lực tiếp tục tuân thủ thỏa thuận.

Hiện tại, một số doanh nghiệp châu Âu đã xác định rủi ro khi làm ăn với Tehran là quá lớn. PSA, hãng sản xuất xe hơi Peugeot và Citroen, ngày 5.6 tuyên bố đã bắt đầu đình chỉ các liên doanh giữa họ với các đối tác Iran, để tuân thủ quy định của Mỹ. Đơn vị này cũng cho biết đang làm việc với chính phủ Phápnhằm được miễn trừ trừng phạt.

Trong khi đó, ông Joe Kaeser, giám đốc điều hành hãng điện tử Siemens (Đức), chia sẻ rằng công ty của ông nay đã không thể tiến hành thêm hoạt động kinh doanh mới nào ở Iran. Công ty năng lượng Total (Pháp) cũng không thể thúc đẩy dự án trị giá 2 tỉUSD, khai thác một mỏ khí khổng lồ của Iran.

Cẩm Bình (theo CNN)
Bài liên quan
Thị trường chủ lực Mỹ có phải là 'điểm sáng' cho con tôm Việt Nam?
Liệu thị trường chủ lực như Mỹ có phải là điểm sáng cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm không khi mặt hàng này dù có cơ hội so với đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn còn khó về giá cả, giữ thị phần, các rào cản thương mại, biến động thị trường...

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Châu Âu đề nghị được miễn trừ khỏi lệnh trừng phạt Iran