Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể đang tiến gần tới việc đưa đầu đạn hạt nhân vào tên lửa. Theo các chuyên gia, có thể đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên sẽ được lắp vào tên lửa Rodong tầm trung, có tầm bắn tới 1.300km.

CHDCND Triều Tiên đang tiến gần tới sở hữu tên lửa hạt nhân?

Một Thế Giới | 21/05/2014, 06:04

Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể đang tiến gần tới việc đưa đầu đạn hạt nhân vào tên lửa. Theo các chuyên gia, có thể đầu đạn hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên sẽ được lắp vào tên lửa Rodong tầm trung, có tầm bắn tới 1.300km.

Trước đây, mặc cho Bình Nhưỡng nhiều lần tuyên bố đã đạt được những bước tiến mới trong việc “răn đe hạt nhân”, nhưng nhiều người vẫn hồ nghi về khả năng họ có thể làm chủ các công nghệ lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa đạn đạo.
Là một đất nước khép kín và từng khẳng định rằng chương trình hạt nhân là “thanh gươm báu” giúp họ chống lại Mỹ, thế giới bên ngoài không hề biết gì về sự tiến triển của chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Tuy nhiên, đã có một sự thay đổi trong suy nghĩ của nhiều nhà nghiên cứu Triều Tiên, kể từ khi nước này thử hạt nhân hồi tháng 2 năm ngoái.
“Họ có thể gần đạt được thành công trong việc lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa”, cựu giám đốc Viện thống nhất đất nước Hàn Quốc Kim Tae Woo nói.
Trước đó, một nguồn tin ngoại giao tiết lộ với Reuters rằng, Trung Quốc - đồng minh duy nhất của Triều Tiên - đã sử dụng các kênh ngoại giao để cảnh báo Triều Tiên không nên tiến hành thử hạt nhân. Dấu hiệu này cho thấy việc Triều Tiên đang gần sở hữu tên lửa hạt nhân là sự thật.
“Với thời gian mà Triều Tiên phát triển công nghệ hạt nhân, tôi đánh giá họ có thể gắn đầu đạn hạt nhân vào tên lửa Rodong”, ông Mark Fitzpatrick, một quan chức tại Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế cho biết, nhưng ông cũng lưu ý thêm rằng, mặc dù có thể lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa thì độ chính xác của tên lửa đó vẫn chưa thể được khẳng định.
Hồi tháng 3 vừa qua, Triều Tiên đã bắn 2 quả tên lửa Rodong, và chúng đã bay được khoảng 650km – ngắn hơn một nửa so với tầm bắn tối đa, trước khi rơi xuống biển. 
Một số chuyên gia cho rằng, việc bắn tên lửa Rodong ở khoảng cách ngắn như vậy có thể là để thử nghiệm cho một sự sửa đổi loại tên lửa này, theo đó nó sẽ mang ít nhiên liệu hơn để có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.
Đối với một tên lửa hạt nhân, để không bị hư hại trong hành trình và đến chính xác mục tiêu, nước sở hữu tên lửa hạt nhân phải liên tục thử đi thử lại nhiều lần, theo chuyên gia về tên lửa Markus Schiller.
“Đối với Triều Tiên, một vụ thử tên lửa tầm xa không quan trọng bằng việc thử tên lửa hạt nhân. Nếu họ thành công trong việc lắp đầu đạn hạt nhân vào tên lửa, ứng viên sáng giá nhất chính là tên lửa Rodong”, ông Kim Tae Woo nói.
Hoài Anh (Theo Reuters)
Bài liên quan
Mỹ bí mật chuyển tên lửa ATACMS cho Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ trong vài tuần qua Mỹ bí mật vận chuyển tên lửa ATACMS tầm xa đến Ukraine, và Kyiv đã dùng chúng 2 lần.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
CHDCND Triều Tiên đang tiến gần tới sở hữu tên lửa hạt nhân?