"Chỉ cần người Việt Nam hướng tới nhận thức “yêu thương hiệu Việt” thì tôi đảm bảo chúng ta sẽ không những thắng trên thị trường TPP mà thắng ngay cả thị trường trong nước"

'Chỉ cần người Việt biết yêu thương hiệu Việt, chúng ta sẽ chiến thắng'

Một Thế Giới | 25/10/2015, 06:00

"Chỉ cần người Việt Nam hướng tới nhận thức “yêu thương hiệu Việt” thì tôi đảm bảo chúng ta sẽ không những thắng trên thị trường TPP mà thắng ngay cả thị trường trong nước"

Đó là lời nhận định của bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 tại Diễn đàn Doanh nhân nữ Việt Nam 2015 - Biến lợi thế cạnh tranh thành sức mạnh hội nhập, diễn ra ngày 23.10.
nganh-det-may-se-chien-thang-neu-nguoi-viet-biet-yeu-thuong-hieu-Viet-hinh-anh-1
Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10  
"Từ trước tới nay, người Việt Nam thường có thói quen khi cái gì chưa đến thì cứ từ từ, nhưng khi nó đến rồi thì chạy không kịp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp ngành dệt may luôn chuẩn bị mọi thứ từ khi chưa biết TPP và FTA là gì", bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cho hay.
Bà Huyền nhấn mạnh, người Việt Nam chịu khổ đã quen nên phải chịu khó mà học và phải làm sao để có thể sống và tồn tại trong mọi điều kiện. 
“Ngày dệt may bị bỏ ra ngoài biển bơi từ lâu rồi. Không có bất kỳ chính sách nào cho nên cứ "tự bốc, tự xúc" và bây giờ mới lớn lên được. Ngành dệt may được ưu tiên hàng đầu trong TPP là do thả ra ngoài đời từ lâu, tự lớn, tự phải chiến đấu”, bà Huyền nhận định.
Cũng chính vì vậy mà cho đến nay, doanh nghiệp của bà Huyền luôn phải chuẩn bị để chiếm vị thế các mặt hàng lợi thế nhất khi hiệp định TPP có hiệu lực, ví dụ mặt hàng nào có thuế xuất khẩu về 0% thì ngay lập tức sẽ đi sâu vào mặt hàng đấy.
"Chúng tôi luôn sản xuất mặt hàng Việt với công nghệ cao nhất. Thời trang châu Âu, công nghệ Nhật Bản, tiện dụng của Mỹ, nhưng vẫn mang dáng dấp Việt Nam.
Thế nên chỉ cần người Việt Nam hướng tới nhận thức “yêu thương hiệu Việt” thì tôi đảm bảo chúng ta không những thắng trên thị trường TPP mà thắng ngay cả thị trường trong nước", bà Huyền khẳng định.
Bà Huyền lấy ví dụ, người Mỹ đánh giá rằng người Việt Nam có con mắt thời trang khắt khe nhất và yêu cầu đòi hỏi về thời trang là cao nhất. Theo đó, nếu người Việt biết yêu thương hiệu Việt thì ngành dệt may Việt Nam sẽ hoàn toàn chiến thắng.
Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc Tổng công ty May 10 cũng chỉ ra một thực tế chung trong doanh nghiệp Việt hiện nay là khi Hiệp định TPP được được thông qua, các doanh nghiệp FDI sẽ tràn vào Việt Nam rất nhiều.
Họ sẽ đào tạo lao động Việt Nam từ A-Z và sử dụng lao động của Việt Nam để chiếm lĩnh vị thế về chuỗi cung ứng và đó là một kịch bản không tốt. 

Trên thực tế, người Việt Nam thấy chỗ nào lương cao đổ xô đi làm thì một ngày không xa, doanh nghiệp Việt sẽ phải đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài và ngành dệt may Việt Nam không có bất kỳ quyền chủ động nào cả.

"Ngoài ra, nếu các tập đoàn bán lẻ vào Việt Nam mà chúng ta dính tư liệu hóa thì vào một ngày nào đó chúng ta sẽ không nhìn thấy thương hiệu Việt trên các con đường và đây là điều rất nguy hiểm. Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt cần chuẩn bị mọi thông tin và các bước đi vững chắc", bà Huyền chia sẻ.

Ngành dệt may chính là lợi ích cốt lõi
Cũng nhận định về cơ hội, thách thức của ngành dệt may khi gia nhập TPP, ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam chia sẻ, đối với Việt Nam, ngành dệt may chính là lợi ích cốt lõi. Nếu không đạt được tiến bộ trong lĩnh vực dệt may thì TPP đối với Việt Nam không có ý nghĩa gì. 
Theo đó, bản thân những người làm kinh tế vĩ mô phải tính toán rằng, nếu chọn dệt may là ngành quan trong trong hội nhập, thì với lợi thế cạnh tranh đang có, tiềm lực trong nước đang có, hãy làm sao để nhanh chóng gặt hái được thành quả hơn. 
Phải tạo được nhiều việc làm, kim ngạch, thu hút đầu tư lớn, giá trị gia tăng lớn. Điều này sẽ lan tỏa ra kinh tế nội địa thông qua thu nhập của người lao động.
Trong 25 tỷ USD kim ngạch năm 2014 thì tiền lương của người lao động dệt may đã nhận là khoảng 6,5 tỷ USD và đó là nguồn thu nhập chính ở trong nước. 
"Nguồn thu nhập này đã kích thích phân phối nội địa, kích thích tiêu dùng nội địa, kích thích cho các ngành khác có thể phát triển", ông Trường cho biết.
Tuyết Nhung
Bài liên quan
Nhiều mặt hàng thủy sản có 'tín hiệu xanh'
Trong tháng 4 vừa qua, nhiều mặt hàng thủy sản xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng dương (+) so với cùng kỳ năm ngoái.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo là tài nguyên vô tận
16 giờ trước Khoa học - công nghệ
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, KH-CN, đổi mới sáng tạo là nguồn tài nguyên vô tận, không gian phát triển vô hạn và có thể xuất phát từ những ý tưởng đơn giản nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Chỉ cần người Việt biết yêu thương hiệu Việt, chúng ta sẽ chiến thắng'