Để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) một cách bền vững, Việt Nam tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào của đổi mới sáng tạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục được cải thiện

Thu Anh | 03/09/2020, 12:28

Để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) một cách bền vững, Việt Nam tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào của đổi mới sáng tạo.

Chỉ số GII là một bộ công cụ đánh giá xếp hạng năng lực đổi mới sáng tạo của các quốc gia, được WIPO phối hợp với Viện INSEAD và Đại học Cornell (Mỹ) xây dựng lần đầu tiên vào năm 2007 và liên tục hoàn thiện. Bộ chỉ số này mang tính toàn diện, phản ánh được tất cả các khía cạnh của hệ thống Đổi mới sáng tạo quốc gia, bao gồm cả các yếu tố về thể chế, cơ sở hạ tầng, thị trường…

Kể từ năm 2017 đến nay, Chính phủ đã sử dụng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu như một công cụ quản lý điều hành quan trọng và đã phân công các bộ, cơ quan, địa phương có trách nhiệm cải thiện chỉ số này. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, các phó thủ tướng cũng như sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành, địa phương, các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, chỉ số GII của Việt Nam liên tục được cải thiện, từ vị trí 59 (năm 2016) lên vị trí 42 (năm 2020).

Gần đây nhất, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vừa công bố Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2020 (GII 2020). Theo đó, Việt Nam tiếp tục duy trì thứ hạng cao đứng thứ 42 trên 131 quốc gia/nền kinh tế, tiếp tục dẫn đầu trong nhóm các quốc gia có cùng mức thu nhập trung bình thấp, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á.

So với năm 2019, nhóm chỉ số đầu vào, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo tăng 1 bậc, trong đó trình độ phát triển kinh doanh tăng 30 bậc từ vị trí 69 lên 39. Trong nhóm chỉ số đầu ra, chỉ số về các sản phẩm sáng tạo tăng 9 bậc (từ vị trí 47 lên 38); chỉ số hợp tác viện trường – doanh nghiệp tăng 10 bậc (từ 75 lên 65); chỉ số số công bố bài báo khoa học và kỹthuật tăng 13 bậc (từ 74 lên 61).

Bên cạnh đó, năng lực hấp thụ tri thức tăng 13 bậc (từ vị trí 23 lên 10). Đặc biệt, chỉ số giá trị thương hiệu toàn cầu lần đầu tiên được sử dụng để đánh giá xếp hạng cũng ghi nhận kết quả tốt của Việt Nam khi đứng ở vị trí thứ 19 với 33 thương hiệu nằm trong Top 5.000 thương hiệu hàng đầu.

Theo ông Bùi Thế Duy – Thứ trưởng KH-CN, trong xếp hạng chỉ số GII năm nay, nhóm chỉ số đầu vào tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo tiếp tục tăng là minh chứng cho việc chúng ta tiếp tục duy trì sự đầu tư của nhà nước, cũng như các doanh nghiệp cho KH-CN và đổi mới sáng tạo, tạo môi trường thuận lợi như thể chế, trình độ kinh doanh, tín dụng tiếp tục ở mức cao. Từ việc đầu tư đầu vào như vậy thì các chỉ số đầu ra của chúng ta cũng tiếp tục được duy trì và tăng.

Theo các chuyên gia, để tiếp tục cải thiện thứ hạng trong chỉ số GII một cách bền vững, Việt Nam cần tiếp tục chú trọng cả các yếu tố đầu vào của đổi mới sáng tạo, trong đó, đặc biệt lưu ý cải thiện các nhóm chỉ số về hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện môi trường kinh doanh, chất lượng các quy định pháp luật, nâng cao chất lượng lực lượng lao động...

Thu Anh
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục được cải thiện