Khăn trùm đầu (head scarf) là biểu tượng thời trang duyên dáng và lãng mạn, được ưa chuộng nhiều ở thập kỉ 50/60. Hình ảnh đi vào lịch sử thời trang ấy với những quý cô ngọt ngào, thanh lịch trong chiếc khăn vuông thắt nút xinh xắn dưới cằm, đeo kính mắt mèo với son môi đỏ mọng và soi mình qua kính chiếu hậu xe ô tô.
Trong thời trang, có những cái thoạt nhìn qua tưởng chừng giống nhau nhưng nguồn gốc, xuất xứ hoàn toàn khác biệt. Làm thời trang chỉ nên lấy cảm hứng một cách văn minh chứ đừng nên vay mượn một cách chắp vá, tùy tiện.
Từ chiếc khăn trùm đầu cho hoa hậu
Hoa hậu thể thao Trần Thị Quỳnh choàng khăn trùm đầu lấy cảm hứng từ phong cách thời trang cổ điển thập kỉ 50-60 |
Đến biểu tượng thời trang hoài cổ
Biểu tượng sắc đẹp Audrey Hepburn thánh thiện và nhí nhảnh trong chiếc khăn trùm đầu |
Huyền thoại nhan sắc Elizabeth kiều diễm như trong mộng dưới lớp khăn trùm đầu |
Quả bom dục tính Marilyn Monroe cũng gắn liền cùng chiếc khăn trùm đầu trong sinh hoạt ngoài đời |
Người đẹp “do Chúa tạo ra” Brigitte Bardot môi cong hờ hững dưới lớp khăn trùm đầu |
Tượng đài nhan sắc Ý Sophia Loren khêu gợi, phong sương và không phải là ngoại lệ với phong cách khăn trùm đầu |
Phu nhân chính khách Jackie Kennedy, biểu tượng thời trang lừng lẫy cũng không bỏ quên khăn trùm đầu |
Kiều nữ bốc lửa đương thời Kim Kardashian gợi tình cùng phong cách khăn trùm đầu hoài cổ |
Chiếc khăn trùm đầu hoài cổ tiếp tục khơi nguồn cảm hứng cho thời trang đương thời |
Cảm hứng khác với sự chắp vá trong thời trang
Khi hình ảnh Hoa hậu thể thao Trần Thị Quỳnh được đăng tải, một vài ý kiến cá nhân trong ngành thời trang được đưa ra vội vàng: Hoa hậu đang lặp lại hình ảnh với chính mình trước đó với cách dùng khăn trùm đầu. Trần Thị Quỳnh từng được mời làm mẫu trong thiết kế lấy ý tưởng từ khăn mỏ quạ (vốn đi liền với áo tứ thân – trang phục truyền thồng Bắc Bộ) và áo dài đen xuyên thấu của NTK Đức Hùng. Sự so sánh này thật khập khiễng và quả là…hài hước
Như đã trình bày ở trên, chiếc khăn trùm đầu tôi làm Stylist cho Hoa hậu lấy cảm hứng từ phong cách thời trang cổ điển thập kỉ 50-60 (của lịch sử thời trang thế giới) nên không thể nào liên quan đến chiếc khăn (mỏ quạ) của một của quốc gia (VN)
Có lẽ do hiện tượng vay mượn, cóp nhặt đang tràn lan trong thời trang Việt khiến người ta dễ buông ra lời lẽ ngộ nhận như thế chăng? Tôi cho rằng, khi làm nghề sáng tạo – thời trang, trước khi giới thiệu hay cao hơn là định hướng cái đẹp đến công chúng, người trong cuộc cần phải trang bị cho mình nền tảng kiến thức cơ bản, không thể “chắp vá” nếu muốn được coi là chuyên nghiệp và được người khác tôn trọng.
Stylist: Trương Quang Diệu (Ảnh: tư liệu, Dương Nguyên)