Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang leo thang khi cả hai bên thực hiện chính sách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu theo kiểu "ăn miếng trả miếng". Các biện pháp trả đũa sẽ làm giảm mạnh xuất khẩu cá ngừ của Trung Quốc sang Mỹ, và ngược lại. Đây được cho là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ cho cả hai nước.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cơ hội cho cá ngừ Việt Nam

tuyetnhung | 05/08/2018, 06:46

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang leo thang khi cả hai bên thực hiện chính sách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu theo kiểu "ăn miếng trả miếng". Các biện pháp trả đũa sẽ làm giảm mạnh xuất khẩu cá ngừ của Trung Quốc sang Mỹ, và ngược lại. Đây được cho là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ cho cả hai nước.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), Trung Quốc hiện là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 5 cho Mỹ. Năm 2017, Mỹ đã nhập khẩu 23.500 tấn các sản phẩm cá ngừ từ Trung Quốc, trị giá 127 triệu USD, tăng 16% về khối lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, chủ yếu là các sản phẩm cá ngừ chế biến đóng hộp chiếm 94% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của Mỹ. Còn lại là các sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh.

Trong khi đó, Mỹ đang là nguồn cung cá ngừ lớn thứ 4 cho Trung Quốc. Năm 2017, Mỹ đã xuất khẩu gần 9.000 tấn các sản phẩm cá ngừ sang Trung Quốc, trị giá gần 18 triệu USD. Cá ngừ tươi sống và đông lạnh là các sản phẩm chủ lực của Mỹ sang Trung Quốc, chiếm 99% tổng khối lượng nhập khẩu cá ngừ của nước này.

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết hiện chính phủ Mỹ đã liệt kê hơn 6.000 mặt hàng bổ sung nhập khẩu từ Trung Quốc mà họ có ý định đánh thuế vào đầu tháng 9. Trong số đó có cả các sản phẩm cá ngừ tươi và đông lạnh, đẩy các sản phẩm cá ngừ vào cuộc tranh chấp thương mại giữa 2 nước này. Cá ngừ vằn, cá ngừ vây vàng, cá ngừ albacore, cá ngừ mắt to và cá ngừ vây xanh tươi và đông lạnh đều nằm trong danh sách các sản phẩm có thể bị áp thuế 10%, nhưng danh sách này không bao gồm các sản phẩm thăn/phi lê cá ngừ và cá ngừ đóng hộp.

Các loại cá ngừ khác cũng được đề cập đến trong kế hoạch, bao gồm các sản phẩm dạng tươi và đông lạnh. Nguyên nhân là việc áp dụng thuế cho mặt hàng cá ngừsẽ tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp cá ngừ nước này. Và không có đề cập nào liên quan tới các loài cá thuộc họ cá ngừ như cá ngừ chấm (euthynnus affinis) và cá ngừ chù (auxis thazard). Các sản phẩm cá ngừ chế biến có thể sẽ được đưa vào danh sách này.

Mới đây, Trung Quốc cũng đã công bố những thay đổi sâu rộng về thuế nhập khẩu. Theo đó, thuế hiện tại cho cá ngừ nguyên con đông lạnh (albacore, cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, và cá ngừ vây xanh) sẽ không thay đổi theo mức thuế MNF tạm thời, thuế suất cho cá ngừ tươi và ướp lạnh sẽ giảm từ 12% xuống 7%.

"Như vậy, nếu không có phản đối thì từ tháng 9 tới, thuế nhập khẩu cá ngừ tươi và đông lạnh từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ tăng cao. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nước khác tăng cường xuất khẩu dòng sản phẩm cá ngừ tươi sống và đông lạnh này sang Mỹ. Đây sẽ là cơ hội tốt cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm như thăn/phi lê cá ngừ đông lạnh của mình sang thị trường Mỹ. Về phía Trung Quốc, do thị phần xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này còn chiếm tỷ lệ nhỏ nên cơ hội cho doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam từ cuộc chiến thương mại này với Việt Nam không nhiều", Vasep cho hay

Cá ngừ là một trong 3mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay và cũng là mặt hàng ít chịu phải chịu rào cản từ thị trường xuất khẩu. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ có xu hướng tăng trở lại, thậm chí có nhiều thuận lợi để tiếp tục tăng trưởng.

So với nửa đầu năm 2017, năm nay xuất khẩu cá ngừ tươi sống, đông lạnh và khô của Việt Nam tăng 5,7%, trong đó đáng chú ý xuất khẩu thăn/phi lê cá ngừ đông lạnh tiếp tục tăng hơn 10%. Tương tự, xuất khẩu cá ngừ chế biến đóng hộp của Việt Nam cũng tăng hơn 19% so với cùng kỳ, sự tăng trưởng này là nhờ xuất khẩu cá ngừ đóng hộp tăng hơn 67%.

Hiện các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đã xuất được sang 97 nước trên thế giới, điều này đã giúp đẩy mạnh xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam. Top 8 thị trường xuất khẩu cá ngừ chính không có sự thay đổi so với quý trước, bao gồm Mỹ, khối EU, Israel, khối ASEAN, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc và Mexico, chiếm 88% tổng giá trị xuất khẩu cá ngừ.

Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Lãnh đạo các nước ASEAN đối thoại với đại diện nghị viện, thanh niên và doanh nghiệp
một giờ trước Theo dòng thời sự
Chiều 9.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các nước ASEAN tham dự các phiên đối thoại với đại diện Hội đồng liên Nghị viện ASEAN (AIPA), Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) và Thanh niên ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cơ hội cho cá ngừ Việt Nam