Đại diện VKS vẫn phải nhắc và khẳng định lại, chính sự buông lỏng trong quản lý nhà nước của các cơ quan chủ quản cũng là điều kiện góp phần dẫn đến sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng ngày 29.5.2017 tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.

Chiều nay (30.1) tuyên án vụ chạy thận chết người ở Hòa Bình

Thu Anh | 30/01/2019, 06:28

Đại diện VKS vẫn phải nhắc và khẳng định lại, chính sự buông lỏng trong quản lý nhà nước của các cơ quan chủ quản cũng là điều kiện góp phần dẫn đến sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng ngày 29.5.2017 tại Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hòa Bình.

Chiều 30.1, HĐXX TAND TP.Hòa Bình sẽ tiến hành tuyên án đối với các bị cáo trong vụ án “Vô ý làm chết người”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Trong phần luận tội, ngoài việc nêu quan điểm, phương hướng xử lý vụ án và luận tội với từng bị cáo, đại diện VKS cũng đã nêu lên trách nhiệm của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình và BVĐK tỉnh Hòa Bình. Cụ thể, VKS cho rằng nguyên nhân làm phát sinh sự cố y khoa ngày 29.5.2017 là chủ quan, thiếu trách nhiệm, bỏ qua các điều kiện đảm bảo an toàn cho người bệnh của các bị cáo trong vụ án.

Mặc dù quá trình điều tra có đủ căn cứ khẳng định có sự buông lỏng trong quản lý nhà nước đối với hoạt động chữa bệnh bằng kỹ thuật thận nhân tạo của Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, và BVĐK tỉnh Hòa Bình, nhưng không phải là hoàn toàn không có các quy định để thực hiện đảm bảo an toàn cho người bệnh. Các bị cáo bị truy tố trong vụ án này đều là những người trực tiếp thực hiện hoặc được giao thực hiện nhiệm vụ, có ảnh hưởng đến sự an toàn của người bệnh.

Đại diện VKS - Ảnh: BVPL

Theo VKS, nếu một trong mỗi bị cáo đều thực hiện đúng, đầy đủ và triệt để trách nhiệm của mình, thực hiện đúng “lương y như từ mẫu”, đặt sự an toàn của người bệnh lên trên hết thì đều là một trong những cánh cửa để ngăn chặn sự cố y khoa xảy ra, hoặc ít nhất là trách nhiệm của các bị cáo cũng được loại trừ.

Bên cạnh đó, VKS cũng vẫn phải nhắc và khẳng định lại, chính sự buông lỏng trong quản lý nhà nước của các cơ quan chủ quản cũng là điều kiện góp phần dẫn đến sự cố y khoa đặc biệt nghiêm trọng ngày 29.5.2017 tại BVĐK tỉnh Hòa Bình.

Về nội dung này, VKS sẽ kiến nghị với Bộ Y tế, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình, và BVĐK tỉnh Hòa Bình cần có biện pháp khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước; rà soát, sửa đổi bổ sung những quy định liên quan và tăng cường thanh tra, kiểm tra sâu sát, toàn diện đối với hoạt động lọc máu chu kỳ bằng phương pháp thận nhân tạo tại Đơn nguyên lọc máu, BVĐK tỉnh Hòa Bình và bệnh viện các tuyến trong tỉnhHòa Bình cũng như các cơ sở y tế trên cả nước, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

VKS cũng nhận thấy, để những sự cố y khoa nghiêm trọng tương tự không xảy ra, ngoài việc kiến nghị với các Bộ, ngành chủ quản liên quan, việc xử lý nghiêm minh, áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc, phù hợp với vai trò, vị trí của từng bị cáo trong vụ án cũng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm cảnh tỉnh, răn đe và phòng ngừa chung.

Phó trưởng khoa HSCCcó dấu hiệu buông lỏng quản lý

Ông Hoàng Công Tình - Ảnh: N.T

Qua phần xét hỏi công khai đối với ông Hoàng Công Tình tại phiên tòa lần này, VKS nhận thấy có dấu hiệu của hành vi thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong quản lý của ông Hoàng Công Tình với vai trò là Phó khoa Hồi sức tích cực. Vì vậy VKS sẽ đề nghị HĐXX kiến nghị với cơ quan điều tra để làm rõ nội dung này.

Tại phiên tòa ngày 19.1.2019, ông Hoàng Công Tình (đến Tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, chú ruột của bị cáo Hoàng Công Lương) cho rằng, trong quy chế bệnh viện không quy định chức trách, nhiệm vụ của Phó trưởng khoa.

Là người được bổ nhiệm làm Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực (bao gồm Đơn nguyên Thận nhân tạo và Đơn nguyên Hồi sức cấp cứu), ông Tình khẳng định mình chỉ được phân công phụ trách Đơn nguyên Hồi sức cấp cứuvà cũng rất bận rộn tại Đơn nguyên này.

HĐXX cho rằng ông Tình không thể nại ra lý do vì đi học hay vì quá bận bịu để cho rằng mình không thể làm được, đồng thời đặt nghi vấn có sự “buông lỏng quản lý” tại Khoa Hồi sức tích cực và Đơn nguyên Thận nhân tạo.

Về tội danh “Vô ý làm chết người”, đại diện Viện KSND TP.Hòa Bình đã đề nghị xử lý bị cáo Hoàng Công Lương từ 36-42 tháng tù; Bùi Mạnh Quốc (Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) từ 4-5 năm tù.

Với các bị cáo bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, VKS đề nghị xử phạt Trần Văn Sơn (Cán bộ Phòng vật tư, trang thiết bị y tế - BVĐK tỉnh Hòa Bình) từ 42 – 48 tháng tù; Trần Văn Thắng (nguyên Trưởng phòng vật tư thiết bị y tế, nay là Dược sĩ- Chuyên khoa I, công tác tại Khoa Dược – BVĐK tỉnh Hòa Bình) từ 36-42 tháng tù.

Hoàng Đình Khiếu (Phó giám đốc, nguyên Trưởng khoa hồi sức tích cực – BVĐK tỉnh Hòa Bình) từ 36-42 tháng tù; Trương Quý Dương (nguyên Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình) từ 30-36 tháng tù; Đỗ Anh Tuấn (Giám đốc công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn) từ 36-42 tháng tù.

Nhã Thanh

Hoàng Công Lương: Mong được quay lại khám chữa bệnh

Xét xử vụ chạy thận tại Hòa Bình: Tranh cãi nguyên nhân gây chết người

Bị cáo Hoàng Công Lương bị đề nghị 36-42 tháng tù

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
một giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chiều nay (30.1) tuyên án vụ chạy thận chết người ở Hòa Bình