Dịch COVID-19 hoành hành khiến hơn 34.000 doanh nghiệp ngừng kinh doanh, con số này tăng hơn 70% so với cùng kỳ. Đến nay, Chính phủ đã tung hàng loạt gói hỗ trợ, ước tính hơn 180.000 tỉ đồng để cứu doanh nghiệp. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được những gói hỗ trợ này.

Chính phủ hỗ trợ hơn 180.000 tỉ, vì sao hàng vạn doanh nghiệp vẫn đóng cửa?

tuyetnhung | 06/09/2020, 12:46

Dịch COVID-19 hoành hành khiến hơn 34.000 doanh nghiệp ngừng kinh doanh, con số này tăng hơn 70% so với cùng kỳ. Đến nay, Chính phủ đã tung hàng loạt gói hỗ trợ, ước tính hơn 180.000 tỉ đồng để cứu doanh nghiệp. Song, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được những gói hỗ trợ này.

Như Một Thế Giới đã đưa tin trước đó, hết tháng 8, cả nước có gần 34.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tăng 70,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, 24.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, 10.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể.

Điều đáng nói là quy mô doanh nghiệp phá sản, giải thể chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa dưới quy mô vốn dưới 10 tỉ đồng. Trong hơn 10.400 doanh nghiệp phá sản trong 8 tháng qua thì có đến 9.200 doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản (chiếm gần 90%).

Trao đổi với PV Một Thế Giới, chuyên gia kinh tế - TS. Cấn Văn Lực cho biết những con số trên cho thấy dịch COVID-19 đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ chưa có tiền lệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tuy nhiên quá trình triển khai còn rất chậm và cónhiều vướng mắc.

Theo TS Lực, đến nay Chính phủ Việt Nam đã có 4 gói hỗ trợ ước tính khoảng 181.400 tỉ đồng, nhưngđiều kiện trong các gói hỗ trợ vẫn chưa đi vào cuộc sống, chưa phù hợp với doanh nghiệp. Ví dụ như gói hỗ trợ tài khóa với giá trị ước tính 73.100 tỉ đồng, thủ tục cònrườm rà khiến doanh nghiệp e ngại. Gói an sinh – xã hội có giá trị thực tế khoảng 45.800 tỉ đồngchứ không phải 62.000 tỉ đồng, vìchi phí của gói hỗ trợ cho vay trả lương về bản chất chỉ là phần tiền lãi không tính do lãi suất là 0% - khoảng 390 tỉ đồng. Đến hạn, doanh nghiệp vẫn phải trả lại phần tiền gốc đã vay. Gói hỗ trợ này tiến độ còn rất chậm, điều kiện đặt ra còn chưa phù hợp, chưa sát thực tiễn, quy trình, thủ tục còn phức tạp, xử lý lâu khiến nhiều doanh nghiệp e ngại nên đã tự xoay xở.

"Nhìn chung do nhiều nguyên nhân nên quá trình triển khai các gói hỗ trợ đến tay doanh nghiệp còn rất chậm,chưa đạt kết quả và hiệu quả như mong muốn tính đến thời điểm hiện nay. Trong thời gian tới, Chính phủ cần tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ và triển khai hiệu quả các gói hỗ trợ hiện tại để góp phần giảm thiểu các tác động do dịch bệnh gây ra", chuyên gia Cấn Văn Lực đề xuất.

Đồng quan điểm, ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ TP Hà Nội cũng cho rằng điều kiện nhận gói hỗ trợ hiện nay còn rất ngặt nghèo. Đơn cử như thủ tục hành chính rườm rà, tốn kém thời gian... Không những vậy, doanh nghiệp còn phản ánh các điều kiện trong các gói hỗ trợ chưa đi vào thực tiễn cuộc sống, trong khi mức chi phí lại thấp, thời gian thực hiện gói hỗ trợ thì quá ngắn.

"Trong khoảng thời gian ngắn như vậy thìcác doanh nghiệp không thể xoay xở để nhận được gói hỗ trợ, bởi dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Đáng nói là các cán bộ địa phương ở nhiều nơi vẫn còn gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình làm thủ tục nhận các gói hỗ trợ", ông Mạc Quốc Anh cho hay.

Bài và ảnh: Tuyết Nhung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ hỗ trợ hơn 180.000 tỉ, vì sao hàng vạn doanh nghiệp vẫn đóng cửa?