Một chính phủ kiến tạo phát triển và phục vụ trước hết phải hướng đến một nền kinh tế thực sự công bằng. Nền kinh tế Việt Nam hiện cần phải làm rất nhiều việc để tiến đến công bằng giữa DNNN, FDI và doanh nghiệp tư nhân.

Chính phủ kiến tạo phát triển trước hết cần xây dựng một nền kinh tế công bằng

Nhàn Đàm | 11/05/2016, 11:18

Một chính phủ kiến tạo phát triển và phục vụ trước hết phải hướng đến một nền kinh tế thực sự công bằng. Nền kinh tế Việt Nam hiện cần phải làm rất nhiều việc để tiến đến công bằng giữa DNNN, FDI và doanh nghiệp tư nhân.

Việt Nam đang trải qua một bước ngoặt kinh tế vừa lo âu nhưng lại vừa đáng mừng, đó là điều không cần phải bàn cãi ở thời điểm hiện tại. Sự lo âu ấy thể hiện qua những sự kiện đáng buồn trong toàn bộ nền kinh tế thời gian qua, từ hạn mặn miền Nam đến biển bị ô nhiễm miền Trungvà tình hình sản xuất kinh doanh sụt giảm, tăng trưởng kinh tế suy yếu. Nhưng vui mừng là khi những cải cách thực sự quyết liệt đã bắt đầu được khởi động. Chính phủ cam kết ủng hộ doanh nghiệp, hướng tới mục tiêu trở thành một chính phủ kiến tạo phát triểnvà phục vụ - một mô hình được coi là bước tiến đáng kể. Tuy nhiên, giữa kế hoạch và hành động luôn có những khoảng cách nhất định. Một chính phủ kiến tạo phát triểnvà phục vụ trước hết phải xây dựng cho đượcmột nền kinh tế thực sự công bằng; vànền kinh tế Việt Nam hiện nay lại cần phảilàm rất nhiều để tiếnđến mục tiêu đó.

Đến thời điểm này, việc Việt Nam quyết tâmtiến hành cải cách triệt để không chỉ trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng (từ tăng trưởng theo chiều rộng sang chiều sâu), mà còn trong cải cách thể chế, cụ thể là trong cách thức hoạt động của Chính phủ từ điều hành nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính sang kiến tạo phát triểnvà phục vụ, là điều không cònphải nghi ngờ gì nữa. Không chỉ có lời cam kết của Chính phủ (và sắp tới có thể chính thức bằng văn bản) mà còn cả của các bộ ngành, trong đó tất cả đều cam kết ủng hộ cộng đồng doanh nghiệp hết sức có thể.

Việc đặt ra mục tiêu trở thành chính phủ kiến tạo phát triểncũng là một bước tiến đáng kể, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, trong đó chính phủ đóng vai trò kiến thiết để giúp các bộ phận trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả hơn.Với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, đây có thể xem là một tín hiệu vui mừng, khi nó đồng nghĩa với việc hầu hết các rào cản từ phía chính sách trong những năm qua sẽ được gỡ bỏ hầu hết. Tuy nhiên, chỉ riêng việcgỡ bỏ những rào cản về mặt chính sách có thể được coi như một sự công bằng cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hay chưa, thì câu trả lời có lẽ là “chưa”.

Có một thực tế là,kể cả khi phần lớn các rào cản chính sách đối với hoạt động đầu tư kinh doanh đã được gỡ bỏ, thì các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Việt Nam vẫn thiệt thòi hơn khá nhiều so với hai bộ phận quan trọng khác trong nền kinh tế hiện nay làkhu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Với khu vực DNNN, những ưu đãi sẽ tiếp tục có xu hướng được duy trì dù đã được rút giảm khá nhiều trong thời gian qua. Trên thực tế, cơ chế bộ ngành chủ quản đối với các DNNN vẫn chưa được gỡ bỏ, và điều này đồng nghĩa với việc các DNNN sẽ vẫn nhận được khá nhiều ưu tiên trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển như nguồn vốn, ưu đãi về chính sách. Dĩ nhiên việc xóa bỏ một cơ chế đặc thù đã tồn tại suốt nhiều năm qua và có ảnh hưởng lớn như cơ chế bộ ngành chủ quản là điều không dễ thực hiện trong một thời gian ngắn. Nhưngđó sẽ là điều cần phải xem xét tới khi Chính phủ đã đặt ra mục tiêu trở thành chính phủ kiến tạo phát triểnvà phục vụ, vìcòn ưu ái các DNNN cũng sẽ đồng nghĩa với việc không có công bằng trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, vấn đề đáng nói hơn cả ở thời điểm hiện tại, là Chính phủ cần phải xóa được những bất hợp lý và bất công bằng giữa cộng đồng DNTN Việt Nam với khu vực DN FDI. Đây mới là thách thức lớn nhất và có nguy cơ ngăn cản kế hoạch quốc gia khởi nghiệp trong đó hướng đến việc có trên 1.000.000 DN vào năm 2020 mà Chính phủ đã đề ra. Một thực tế là các DN FDI thường có xu hướng chèn ép, hoặc thâu tóm và sáp nhập các DNTN trong nước. Các DN FDI tiến hành điều này không chỉ dựa trên việc sở hữu những điều kiện vượt trội về tiềm lực và kinh nghiệm đầu tư kinh doanh, mà còn là từ chính những ưu đãi, hỗ trợ của Chính phủ và các bộ ngành địa phương của Việt Nam dành cho họ trong nhiều năm trở lại đây.

Trước hết, những bất công bằng đó đến từ những ưu đãi về mặt tài chính. Hầu hết các dự án FDI đầu tư vào thị trường Việt Nam trong vài năm trở lại đây đều nhận được ưu đãi ít nhiều về mặt tài chính, thông qua việc miễn giảm thuế ở hai loại thuế chính làthuế sử dụng đất và thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo báo cáo của Tổ chức ActionAid Việt Nam và Hiệp hội tư vấn thuế Việt Nam, thì mỗi năm Việt Nam mất khoảng 20 triệu USD do ưu đãi thuế và tình trạng né thuế của các DN FDI. Ngoài ra, biểu thuế thuế thu nhập doanh nghiệp đối vớicác DN FDI thì có xu hướng giảm dần sau mỗi lần điều chỉnh. Cụ thể, qua mỗi lần điều chỉnh thì biểu thuế suất với các DN FDI đều giảm khá đáng kể, trong lần sửa đổi năm 2008 thuế suất giảm từ 28% xuống còn 25%, lần sửa đổi tiếp theo vào năm 2013 thì chỉ cón 22% và đến năm 2016 sẽ giảm xuống còn 20%.

Sự ưu đãi lớn này về lý thuyết là một động tháinhằm khuyến khích các DN FDI đầu tư kinh doanh vào thị trường Việt Nam, nhưng trên thực tế nó lại đang trở thành một tác nhân dẫn đến tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh của các DN FDI với các DNTN trong nước. Việcgiảm thuế (đất và thu nhập doanh nghiệp) sẽ ảnh hưởng đến giá thành và mức độ cạnh tranh của hàng hóa của các DN FDI, trong khi đó hầu hết các DNTN trong nước thì không được nhận các ưu đãi về thuế này. Ở một số các quốc gia trong khu vực như Thái Lan hay Trung Quốc,chỉ các DN FDI chuyên về xuất khẩu mới nhận được các ưu đãi về thuế đất và thuế thu nhập doanh nghiệpvì để hạn chế tình trạng các DN FDI lợi dụng ưu đãi đó để cạnh tranh không lành mạnh và chèn ép các DNTN trong nước.

Sự ưu đãi lớn thứ hai mà các DN FDI nhận được ở Việt Nam là ưu đãi về mặt chính sách. Kể cả khi các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết có hiệu lực, thì vẫn có một số quy định có thể tác động tới hoạt động của các DN FDI, nhưng trong nhiều trường hợp đã chỉ ra thì các bộ ngành ở Việt Nam có xu hướng bỏ qua các quy định này. Điều nàycó xu hướng trở thành một điều kiện giúp các DN FDI cạnh tranh thiếu lành mạnh với các DNTN trong nước.

Ví dụgần nhất là trong lĩnh vực bán lẻ. Theo báo cáo của Hiệp hội DN TP.HCM và Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội là ông Vũ Vĩnh Phú, thì hầu hết các quy định pháp lý quan trọng áp dụng đối với các DN bán lẻ nước ngoài gần như đã bị lờ đi trong thời gian vừa qua. Điển hình là điều kiện kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) trong đó quy định các siêu thị và cửa hàng bán lẻ không được mở cạnh nhau nếu như khu vực đó không có nhu cầu về mặt kinh tế. Việc các quy định này đã bị các bộ ngành lờ đi đã giúp cho hầu hết các DN bán lẻ nước ngoài tiến hành các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh và thậm chí là vi phạm pháp luật (trong việc bán một số hàng hóa không được phép).

Rõ ràng, sự ưu đãi cả về chính sách lẫn tài chính đối với khu vực DNNN và khu vực FDI trong thời gian qua đều đến từ tâm lý ưu ái với hai khu vực kinh tế này từ phía Chính phủ và các bộ ngành, địa phương. Vì thế, một khi Chính phủ đã cam kết và đặt mục tiêu hướng tới một chính phủ kiến tạo phát triểnvà phục vụ, trong đó đặt sự công bằng giữacác thành phần kinh tế lên hàng đầu, thì điều cần làm trước tiên là gỡ bỏ các ưu đãi thiếu công bằng trên, hoặc có những biện pháp ưu đãi tương tự cho khu vực DNTN trong nước. Để dự án quốc gia khởi nghiệp hướng tới 1.000.000 DN vào năm 2020 được thành công, thì không thể cho phép việc các ưu đãi thiếu công bằng đó chèn ép và tiêu diệt các DNTN trong nước.

Nhàn Đàm (bài viết có sử dụng một số thông tin từ The Saigon Times, CafeF, Cafebiz)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính phủ kiến tạo phát triển trước hết cần xây dựng một nền kinh tế công bằng