Một quốc gia ngoảnh mặt quay lưng với các mô hình kinh tế chia sẻ sẽ khó có thể tiến lên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà trong đó, kinh tế chia sẻ là một bộ phận không thể tách rời.
Cải cách kinh tế không phải là một vấn đề đơn giản, không phải cái đích cứ đi ắt sẽ tới. Đó là một quá trình gian nan, đòi hỏi một trí tuệ và tư duy sáng suốt để có thể tránh được những cạm bẫy và khó khăn dọc đường.
Sẽ không thể có một nền kinh tế nào có thể phát triển mạnh mẽ nếu như mọi quyết sách mà cấp cao nhất vạch ra đều bị biến dạng khi được đưa ra thực hiện trong thực tế bởi các cấp thừa hành, dù những quyết sách đó có hợp lý đến mức nào chăng nữa.
Một chính phủ kiến tạo phát triển và phục vụ trước hết phải hướng đến một nền kinh tế thực sự công bằng. Nền kinh tế Việt Nam hiện cần phải làm rất nhiều việc để tiến đến công bằng giữa DNNN, FDI và doanh nghiệp tư nhân.
Với 96% số doanh nghiệp tư nhân (DNTN) hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, so với các DN FDI hầu hết đều từ quy mô khá và lớn trở lên thì rõ ràng là các DNTN của Việt Nam chỉ như "châu chấu đá xe".
Lời cam kết về việc chính phủ sẽ đặt mục tiêu hướng tới kiến tạo và phục vụ thay vì chỉ đạo nền kinh tế bằng mệnh lệnh đang khiến tất cả cộng đồng doanh nghiệp nức lòng.